Hưởng ứng “Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm” năm 2019

An toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe nhân dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2019 | 7:51:52 AM

YênBái - Năm qua, ngành y tế tiến hành 3 đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra 118 lượt cơ sở bếp ăn tập thể trong trường học. 

Năm 2018, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm, thủy sản.
Năm 2018, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm, thủy sản.

Do Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm (ATTP) từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động; sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền các cấp được tăng cường; sự phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể hơn, hạn chế được sự chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót trong quá trình quản lý mà công tác quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế, vì sức khỏe của nhân dân.


Năm 2018, Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, trong đó tổ chức 887 buổi nói chuyện với trên 23.000 lượt người tham gia, tổ chức 100 lớp tập huấn, 46 hội thảo, hội nghị cho hàng nghìn người tham gia... 

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về ATTP được các cơ quan, đoàn thể chủ động phối hợp phổ biến, hướng dẫn tăng cường với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Có phê phán các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP, cũng như nêu gương các đơn vị thực hiện tốt trong các hoạt động bảo đảm ATTP. 

Do đó, đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận biết và hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng. 

Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ban, ngành có liên quan. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và địa phương trong xử lý và khắc phục các sự cố về ATTP, mang lại hiệu quả tích cực góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Năm qua, ngành y tế tiến hành 3 đợt thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra 118 lượt cơ sở bếp ăn tập thể trong trường học. 

Trong đó: 95 cơ sở đạt; xử lý phạt tiền 23 cơ sở với số tiền hơn 32,7 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa vi phạm ATTP với số tiền khoảng 2 triệu đồng. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. 

Trong đó: 18 cơ sở đạt; 2 cơ sở vi phạm bị xử lý phạt hơn 1,1 triệu đồng. Ngành công thương kiểm tra 271 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, hàng không đảm bảo ATTP. 

Trong đó: 161 cơ sở đạt; 34 cơ sở vi phạm bị xử lý phạt tiền 61,1 triệu đồng; tiêu hủy sản phẩm trị giá hàng hóa gần 55 triệu đồng; nhắc nhở 76 cơ sở vi phạm. 

Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý 57 vụ (57 cá nhân) vi phạm pháp luật về ATTP, lập hồ sơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 56 vụ với số tiền hơn 184 triệu đồng; khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội buôn lậu tịch thu 996 lít rượu, 475 kg nội tạng động vật, bán hàng tịch thu 22,5 triệu đồng. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo đúng quy định phân cấp quản lý trên địa bàn toàn huyện với tổng số 1.478 cơ sở. 

Qua công tác kiểm tra phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, giết mổ ra súc không đảm bảo ATTP, bán buôn vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mặc dù công tác QLNN về chất lượng ATTP đã có chuyển biến nhưng hiện chỉ mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. 

Tại một số địa phương, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng còn mang tính hình thức, chưa phát huy chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý. Lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng và không tập trung; địa bàn hoạt động rộng. 

Mức xử phạt hành chính còn nhẹ, đối tượng vi phạm chưa hợp tác tốt trong việc chấp hành pháp luật về thực hiện xử lý vi phạm về ATTP. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp còn ít mới chỉ tập trung vào một số loại vật tư nông nghiệp như: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... nhưng chưa được nhiều và chủ yếu ở địa bàn vùng thấp, còn các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên. 

Nguồn lực, kinh phí và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ATTP tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, thị, thành phố còn thiếu; năng lực kiểm nghiệm của tuyến huyện còn gặp nhiều khó khăn. 

Năm 2019, tỉnh sẽ tập trung tăng cường trách nhiệm QLNN về ATTP. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với các vi phạm về ATTP trên địa bàn. 

Tăng cường năng lực QLNN về ATTP bằng nhiều hình thức cho cán bộ tại tuyến tỉnh, tuyến huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về ATTP. 

Đồng thời triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các sự cố mất ATTP; chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang; hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn...

Khánh Linh

Tags ATVSTP Yên Bái Trạm Tấu Mù Cang Chải

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục