Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu lần thứ III, năm 2019

Trạm Tấu thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2019 | 1:23:31 PM

YênBái - Trong giai đoạn từ 2014 - 2018, tổng nguồn vốn đầu tư trên lĩnh vực này là hơn 62 tỷ đồng, qua đó đã xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng 56 công trình thủy lợi, 1 cầu, 4 đường và 1 trường nhà bán trú.

Nhờ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, người dân huyện Trạm Tấu đã mạnh dạn đưa các loại cây, con, giống mới vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhờ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, người dân huyện Trạm Tấu đã mạnh dạn đưa các loại cây, con, giống mới vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đồng chí Lê Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hàng năm huyện Trạm Tấu đã ban hành các kế hoạch, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc; phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, ban, ngành để tổ chức triển khai thực hiện nhất là các chương trình, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bởi vậy, các chính sách luôn kịp thời đến với nhân dân các dân tộc, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy bộ mặt chung của huyện từng bước khởi sắc và phát triển”.

Rõ nhất là Chương trình 135 được tập trung đầu tư vào các hạng mục dự án chủ yếu như: xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý. 

Trong giai đoạn từ 2014 - 2018, tổng nguồn vốn đầu tư trên lĩnh vực này là hơn 62 tỷ đồng, qua đó đã xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng 56 công trình thủy lợi, 1 cầu, 4 đường và 1 trường nhà bán trú. 

Riêng năm 2019, huyện Trạm Tấu được phân bổ 12.875 triệu đồng để mở mới, nâng cấp 14 công trình thủy lợi, 1 cầu và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn đầu tư trên 17 tỷ đồng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mua sắm máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư phục vụ sản xuất. 

Anh Lò Văn Păn ở xã Hát Lừu cho biết: "Nhờ các chính sách, dự án của Nhà nước mà tôi đã tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Từ đó, gia đình tôi không những thoát nghèo và còn vươn lên làm giàu bền vững”. 

Còn đối với ông Giàng A Chờ, xã Túc Đán được hỗ trợ vay vốn để đầu tư nuôi dê, bò. Từ mấy con ban đầu đến nay gia đình ông đã có hàng chục con bò, dê, có thu nhập ổn định. "Mình cảm ơn Đảng, Chính phủ đã cho mình vay vốn để đầu tư chăn nuôi, mình hứa sẽ tập trung phát triển kinh tế và vận động đồng bào trong bản tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”.

Với mục tiêu hướng về nhân dân nên các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào luôn được huyện Trạm Tấu chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Từ năm 2014 đến tháng 5/2019 việc hỗ trợ vay vốn theo các Quyết định 32/QĐ-TTg, Quyết định 54/QĐ-TTg; Quyết định số 755/QĐ-TTg; Quyết định 2085/QĐ-TTg đã giúp cho 347 hộ được vay vốn, với tổng số tiền trên 18,6 tỷ đồng để mua trâu, bò, dê, giống phục vụ chăn nuôi và sản xuất; cùng với đó, hỗ trợ tiền dầu hỏa thắp sáng cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách theo Quyết định 289/QĐ-TTg. 

Nhờ phát huy được các chương trình, dự án giảm nghèo trong hỗ trợ sản xuất, đào tạo nâng cao dân trí, chính sách cán bộ, các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đời sống nhân dân cũng như diện mạo nông thôn các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. 

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 22.795 tấn, tăng 3.895 tấn so với năm 2014; huyện đã chỉ đạo chuyển đổi được 980 ha lúa nương, sắn kém hiệu quả sang trồng ngô; duy trì và bảo tồn 383,54 ha chè cho sản phẩm, tổng sản lượng chè búp tươi đạt trên 700 tấn; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 6,5%. 

Đồng chí Lê Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu  tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cả hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. 

Tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới; xây dựng nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, trong đó xác định sản xuất nông, lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu, du lịch là khâu đột phá; đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông thôn.

Huyện tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để huyện Trạm Tấu sớm thoát khỏi huyện nghèo. 

 Hà Tĩnh

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục