Đổi thay trên đất chiến khu

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/8/2019 | 8:20:40 AM

YênBái - Theo dấu xưa lịch sử, trong những ngày đầu thu Tháng Tám, chúng tôi trở lại chiến khu Vần, nay thuộc xã Việt Hồng (Trấn Yên) - nơi cách đây 74 năm, nhân dân các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đồng sức, đồng lòng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Di tích lịch sử Đình làng Dọc được quan tâm, duy tu, bảo dưỡng - nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh trong tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Đức Toàn)
Di tích lịch sử Đình làng Dọc được quan tâm, duy tu, bảo dưỡng - nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh trong tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Đức Toàn)

Ngược thời gian về những năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Quốc Việt là Ủy viên Trung ương Đảng - người thành lập chiến khu Vần - Hiền Lương, chiến khu đã được ra đời. Trung ương Đảng quyết định xây dựng phong trào cơ sở cách mạng ở Yên Bái nhằm 2 mục đích: lấy Yên Bái (chiến khu Vần) làm nơi cho các đồng chí cách mạng từ miền xuôi lên hoạt động và tiếp đón các đồng chí cộng sản vượt ngục từ nhà tù Sơn La về được đồng bào các dân tộc đón tiếp bố trí ăn, nghỉ cho đến khi Trung ương Đảng phân công nhiệm vụ ở các địa phương trong cả nước; lãnh đạo phong trào kháng Nhật cứu nước "khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945”. 

Ngày 14/6/1945, tại chiến khu, Đội du kích Âu Cơ được thành lập. Ngày 17/6/1945 Đội du kích Âu Cơ lập chiến công đầu tiên, phá kho thóc của Nhật ở xã Vân Hội chia cho nhân dân. Trong suốt những năm kháng chiến, đồng bào đất chiến khu đã hết lòng ủng hộ cách mạng và đã xuất hiện nhiều nhân sĩ yêu nước, trong đó có ông Trần Đình Khánh trực tiếp tham gia cách mạng được bầu làm Chánh tổng Lương Ca. 

Ngoài ủng hộ lương thực, thực phẩm cho cách mạng, gia đình ông còn hiến cả ngôi nhà của mình làm nơi tiếp nhận sự ủng hộ của nhân dân, cũng là nơi họp và làm việc của cán bộ Việt Minh, Đội du kích Âu Cơ. Nhà ông đã trở thành sở chỉ huy của lực lượng vũ trang và cũng là trụ sở đầu tiên của Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái. Ông Trần Đình Khánh là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh. Năm 1946, ông được vinh dự là đại biểu Quốc hội khóa I.

Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Việt Hồng đã nỗ lực không ngừng để xã nghèo, đặc biệt khó khăn Việt Hồng được đổi thay toàn diện. Thành tựu lớn nhất trong thời gian qua đó chính là công cuộc xây dựng nông thôn mới. 

Ông Phạm Anh Đức - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Bước vào xây dựng xã nông thôn mới, Việt Hồng có xuất phát điểm thấp, địa bàn xã rộng, chia thành hai khu vực, dân cư sống phân tán; địa hình, giao thông không thuận tiện; đất sản xuất nông nghiệp nằm rải rác, chủ yếu là rừng tự nhiên phòng hộ, diện tích rừng sản xuất và đất chuyên trồng mầu rất ít nên việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn”. 

Sau 10 năm thực hiện xây dựng xã nông thôn mới, đến nay, Việt Hồng đã đạt 19/19 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từng bước đổi mới và phát triển; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ cá thể sang hình thức tập thể thông qua hợp tác xã và các tổ hợp tác gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Xã hình thành các mô hình phát triển kinh tế như: trồng cây Khôi Nhung 10 ha, trồng dâu nuôi tằm với diện tích 2,4 ha, trồng rừng sản xuất trên 100 ha; bước đầu chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô tập trung, toàn xã hiện có 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên. 

Thu nhập bình quân năm tăng từ 26,5 triệu đồng/người năm 2018 lên 33,1 triệu đồng tính đến tháng 7 năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2019 giảm còn 11,99%. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng và nâng cấp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 

74 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên vùng đất chiến khu Vần nói riêng và huyện Trấn Yên nói chung đã không ngừng thi đua lao động sản xuất, phát huy sức mạnh và truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và phấn đấu xây dựng Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái trong năm 2020.

Anh Dũng

Tags Chiến khu Vần Du kích Âu Cơ Việt Hồng lá khôi nông thôn mới

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục