20.10, xin hãy nói với nhau về đàn ông...

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/10/2019 | 9:27:05 AM

20.10 xin hãy nói với nhau về đàn ông đi. Hãy nói với nhau về cách dạy những cậu bé sinh năm 2019 về việc trở thành người đàn ông trách nhiệm, biết trân trọng phụ nữ.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng 20.10 hãy nói với nhau về đàn ông.
Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng 20.10 hãy nói với nhau về đàn ông.

Nghĩ loanh quanh về 20.10 từ phố sách

Nhân ngày 20.10, tôi có đưa vợ và các con mình dạo qua phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí. Bụng bảo dạ rằng 20.10 tặng vợ và 2 cô con gái của mình vài cuốn sách hay để "bồi bổ tâm hồn” thay vì mua hoa.

Tôi vẫn tin rằng nếu nhãn hàng nào dùng hình ảnh phụ nữ tận hưởng cuộc sống bên những trang sách thì đó sẽ là hình ảnh rất văn minh và truyền cảm hứng. Tôi thực sự yêu hình ảnh đó: Một phụ nữ ăn mặc chỉn chu, trang điểm nhẹ, bên tách trà trên tay là một cuốn sách.

Chúng tôi đã lang thang suốt qua hàng chục tiệm sách, khuân về cơ man nào là sách và nhận ra rằng 99% những cuốn sách trên kệ đều là sách dạy phụ nữ nếu so với sách dạy đàn ông. Thậm chí, trong buổi hôm đó, tôi không tìm ra cuốn sách dạy đàn ông nào hết. Chỉ toàn sách dạy phụ nữ.  

Từ phẩm giá phụ nữ đến phẩm cách quý cô, từ phụ nữ thông minh không ngồi góc văn phòng đến phụ nữ làm giàu… Dường như là người đọc sách 99% là phụ nữ vậy.

Dường như đàn ông Việt quá chuẩn mực hoàn hảo rồi vậy. Dường như chỉ phụ nữ Việt là cần phải dạy dỗ vậy. Và dường như đàn ông Việt thì không đọc sách vậy.

Kỳ lạ thay! Rồi cả sách dạy con, dạy làm cha mẹ cũng thế. Toàn "mẹ Nhật dạy con", hay "Con nghĩ đi mẹ không biết"… Cứ như thể mọi dạy dỗ con cái đều là độc quyền của mẹ vậy. Thậm chí, trong nhiều chương trình truyền hình, khách mời lên chia sẻ chuyện dạy con cũng đều là khách mời nữ.

Cứ như thể mọi chuyên gia về con cái phải là phụ nữ thì mới đáng tin vậy. Thật ra, kinh nghiệm làm tạp chí cho phụ nữ và làm sách của tôi thì 80% người mua tạp chí là phụ nữ, 70%- 80% người mua sách cũng là phụ nữ.

Đàn ông vốn không nhiều kiên nhẫn để đi lựa sách. Tại nhiều nhà sách tôi qua, hầu hết các ông bố sẽ chỉ trả tiền thay vì cùng con tìm hiểu kỹ từng cuốn sách. Hay họ đâu đó ngoài quán bia với những trận bóng đá. Bạn đọc có thể nói tôi phiến diện nhưng xin thử một lần nhìn rộng ra hơn, thử ra những nhà sách nhiều hơn sẽ thấy.

 ôi cũng chẳng có ý định viết bài này để chê đàn ông không đọc sách hay kêu ca việc đàn ông không chịu học cách làm chồng, học cách vun vén gia đình, học cách làm cho phụ nữ hạnh phúc. Vì điều đó dường như là không tưởng trong xã hội Á Đông này.

Tôi chỉ muốn chia sẻ rằng dù chúng ta có thêm 300 ngày dành cho phụ nữ đi chăng nữa thì dường như mọi thứ chỉ là để an ủi phụ nữ.

Thật lòng, tôi thấy nhiều phụ nữ Việt cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình dù họ đang sở hữu chồng con. Cứ như thể họ mới chính là người phải chèo lái gia đình vậy… 20.10, nhìn từ phố sách tôi cứ ngâm ngẩm buồn.

20.10, xin hãy nói với nhau về đàn ông

Hôm qua tôi cũng đưa lên facebook của mình thông tin rằng đến năm 2050, Việt Nam sẽ thừa ra 4 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ không kiếm được phụ nữ làm vợ.

Chừng đó, những người đàn ông không biết trân trọng phụ nữ, không học cách yêu thương, để tâm đến phụ nữ thì hẳn sẽ phải sang nước khác, nghèo hơn Việt Nam để cưới vợ.

Doạ vui vậy nhưng là rất thật. Rằng phụ nữ 30 tuổi của năm 2019 đã rất khác phụ nữ 30 tuổi của năm 2009, 1999, 1989. Nên chắc chắn phụ nữ 30 tuổi của 2050 cũng sẽ không dành cho nam giới 2050 nếu anh ta vẫn giữ tư duy đàn ông thế kỷ 18 hay kể cả tư duy của nhiều đàn ông 2019 hôm nay.

Cuối cùng, cũng chẳng phải để khép lại một bài viết dông dài này đâu, chỉ là trước khi ngưng bàn phím lại thôi, rằng 20.10 sẽ tuyệt hơn nếu như chúng ta thôi nói với nhau chuyện phụ nữ phải hy sinh thế này, nên hy sinh thế kia, cần phải theo tấm gương, cần phải học cách này cách khác.

20.10 xin hãy nói với nhau về đàn ông đi. Hãy nói với nhau về cách dạy những cậu bé sinh năm 2019 về việc trở thành người đàn ông trách nhiệm, biết trân trọng phụ nữ khi chúng bước sang tuổi 30, năm 2050. Hãy nói với nhau về những ông bố lỗi của năm 2019 có thể sẽ khiến những đứa trẻ học hiểu sai về chuẩn mực đàn ông.

Là những ông bố lỗi đánh đập vợ mình, vô tâm với vợ mình, bỏ bê vợ mình, thiếu trân trọng phụ nữ. Bởi những ông bố lỗi như thế sẽ khiến con trai họ lặp lại hành vi đó với những phụ nữ khác, sẽ khiến con gái họ hiểu sai rằng đàn ông được quyền đánh phụ nữ như bố đã từng đánh mẹ trong ấu thơ của chúng.

20.10, đàn ông hãy bớt một ly bia để nghĩ về chuyện này đi…

(Theo LĐO)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục