Yên Bái tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/12/2019 | 1:46:01 PM

YênBái - Yên Bái dã có gần 45.000 lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo.

Người lao động được đào tạo nghề đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Người lao động được đào tạo nghề đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Là một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc anh em chung sống lại nằm sâu trong nội địa, nhưng Yên Bái lại có trên 484.000 lao động đang tham gia hoạt động kinh tế. Trong đó, có tới 83% lao động tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn, trên 64% là lao động làm nông nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực và coi đây là một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác đào tạo nghề cho LĐNT. 

Trong 10 năm qua, Yên Bái đã đào tạo nghề cho 150.000 lao động thì có tới 118.000 là LĐNT, chiếm 79% ở các cấp độ đào tạo. Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT đã đào tạo cho 49.300 lao động và đã có gần 45.000 LĐNT có việc làm sau đào tạo - một con số ấn tượng. 

Đáng chú ý, đã có 2.600 người được các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tuyển dụng, 3.200 người được các thành phần kinh tế bao tiêu sản phẩm và 650 người đã đứng ra thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp… 

Quan trọng hơn cả là qua đào tạo nghề đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng LĐNT cũng như nguồn nhân lực của địa phương. Tác động mạnh nhất, hiệu quả nhất là trong sản xuất nông nghiệp, nếu như trước đây sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu sản xuất theo truyền thống cũ, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung tự cấp, chưa có các vùng, các lĩnh vực sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung và các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực, khối lượng lớn thì nay đã có bước phát triển mạnh mẽ. 

Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi căn bản về quy mô, chất lượng, sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị. Hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa như vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng quế gần 70.000 ha, sơn tra trên 8.000 ha, phát triển vùng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ 100.000 ha... 

Chất lượng nguồn nhân lực tốt, góp phần tăng tốc độ tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 5 năm (2016 - 2020) đạt 4,55%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 đạt 6.877 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của tỉnh đạt gần 50 triệu USD. 

Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác không ngừng tăng lên, bình quân 1 ha trồng trọt đạt 59 triệu đồng/ha/năm, 1 ha nuôi trồng thủy sản đạt 129 triệu đồng. Có nhiều diện tích đất canh tác cho thu nhập cao, đạt 300 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt gần 30 triệu đồng. Đến hết năm 2019 số hộ nghèo giảm còn 11,88%. Toàn tỉnh đã có 61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 38,85% tổng số xã.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng LĐNT gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai đào tạo nghề gắn với thực hiện Đề án "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. 

Song song với đó là tiếp tục đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề của địa phương, đào tạo nghề đối với lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, XDNTM, xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm, sản xuất theo chuỗi giá trị; lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân; đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, làng nghề, đào tạo lại cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 

Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo thực hành, linh hoạt trong đào tạo... Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong đào tạo nghề cho LĐNT. Đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp, đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao hiệu quả đào tạo.

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái đào tạo nghề lao động nông thôn chuỗi giá trị

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục