Trấn Yên nhiều giải pháp giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2020 | 9:22:16 AM

YênBái - Làm tốt công tác giảm nghèo và an sinh xã hội nên tỷ lệ hộ nghèo từ 28,01% năm 2011 đã giảm xuống còn 4,75 năm 2019.

Những năm qua, huyện Trấn Yên đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách giảm nghèo như: Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Chương trình 135, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo...

Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo gắn với việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trấn Yên đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi. Hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi, điện, chợ… được cải tạo, nâng cấp đồng bộ từ trung tâm huyện đến các thôn, bản vùng sâu, vùng cao góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong phát triển sản xuất, Trấn Yên tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân; khuyến khích hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất hình thành chuỗi giá trị phù hợp. 

Mỗi xã đã xác định được những sản phẩm, ngành nghề chủ lực, thế mạnh của địa phương mình, từ đó có giải pháp và lộ trình cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các mô hình phát triển. Sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, góp phần tạo sự chuyển biến trong tư duy và cách thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao cho người dân khu vực nông thôn. 

Đến nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng cây trồng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao như: dâu tằm, quế, tre Bát độ, chè chất lượng cao, cây ăn quả, cây dược liệu… từ đó góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững cho các địa phương trong huyện.

Song song với việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, huyện Trấn Yên đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Giai đoạn 2011 - 2019, thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, Trấn Yên đã xóa gần 500 nhà dột nát, với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn chiếm 98,5%; toàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát. 

Bên cạnh đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng là một giải pháp hết sức quan trọng trong công tác giảm nghèo, vì đây chính là cách để trang bị kiến thức, kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ tự vươn lên thoát nghèo bằng nội lực. 

Trong 9 năm qua, toàn huyện đã thực hiện đào tạo nghề cho 28.752 lao động, trong đó: đào tạo nghề theo Quyết định 1956 cho gần 6.000 lao động; đào tạo xã hội hóa gần 23.000 lao động, bình quân mỗi năm số lao động được tạo việc làm mới 2.200 người. 

Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện Trấn Yên mới đạt 10 triệu đồng/năm, toàn huyện có 6.227 hộ nghèo/22.229 hộ, chiếm tỷ lệ 28,01%. Nhờ làm tốt công tác giảm nghèo và an sinh xã hội nên năm 2019, toàn huyện còn 1.145 hộ nghèo/24.095 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,75%; phấn đấu đến hết năm 2020 còn 2,55%. 

Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Trấn Yên xác định tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; phối kết hợp triển khai thực hiện các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Dũng

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục