Tuổi trẻ Văn Chấn lập thân, lập nghiệp

Đến tháng 3/2020, toàn huyện thành lập mới 24 mô hình, duy trì 320 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ.
Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1996, trú tại thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh. Ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I, anh đã thể hiện sự say sưa với lĩnh vực mình theo đuổi. Năm 2017, nhà trường tổ chức cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên, Bình cùng 4 bạn lên ý tưởng xây dựng Dự án bảo tồn gà Mông hay còn gọi là giống gà xương đen, vì đây là giống gà có giá trị dinh dưỡng cao. 
Đề tài của Bình cùng nhóm bạn được đánh giá cao bởi tính thực tiễn và ý nghĩa xã hội, nên Dự án lần lượt vượt qua vòng sơ khảo, chung khảo của trường rồi tiến thẳng lên giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp dành cho sinh viên. Đầu năm 2018, anh Bình đầu tư 70 triệu đồng xây dựng chuồng trại để nuôi gà Mông. 
Qua thời gian 2 năm phát triển giống gà Mông của anh Bình với số lượng duy trì ban đầu từ 50 - 60 cá thể gà bố mẹ qua sàng lọc những con gà con có nguồn gen tốt được giữ lại để nhân giống. 
Đến nay, đàn gà Mông của Bình đã sinh sôi nảy nở trên 1.000 con. Hàng tháng, Bình xuất ra thị trường khoảng 200 - 500 con giống, đáp ứng nhu cầu của bà con chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng như một số tỉnh lân cận. Hiện, gà Mông thường dao động từ 200 - 250.000 đồng/kg và mỗi tháng mô hình của Bình cho thu nhập khoảng 6 - 7 triệu đồng đã trừ hết chi phí.
Anh Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: "Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi là phải làm thế nào để phát triển nhanh về số lượng con giống cung cấp ra thị trường mà vẫn giữ được nét đặc sắc của giống gà quý này. Từ câu hỏi đó, chúng tôi nghĩ đến việc phải chuyển đổi mô hình từ hộ gia đình sang hợp tác để có thể phát huy những thế mạnh, khắc phục được khó khăn của mô hình cũ với mục tiêu tạo ra những con giống chất lượng tốt, chất lượng thịt gà thương phẩm thơm ngon, tạo được niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, xây dựng, bảo hộ thương hiệu cho giống gà, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và hơn thế là giữ gìn được nguồn gen giống gà quý của quốc gia”.
Không chỉ anh Nguyễn Thanh Bình lập thân lập nghiệp, trên địa bàn huyện Văn Chấn còn nhiều đoàn viên thanh niên có những hướng đi mới như anh Nguyễn Mạnh Tiến - Bí thư Chi đoàn thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La phát triển mô hình nuôi cá thương phẩm mỗi năm cho thu nhập trên 350 triệu đồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 5 đoàn viên thanh niên với mức 5 triệu đồng/người/tháng. Anh Hà Văn Thiện, thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La với mô hình trồng dâu tây đem lại thu nhập trên 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho 2 lao động. 
Để đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp phát triển kinh tế, những năm qua, Huyện đoàn Văn Chấn phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện duy trì 78 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng mức dư nợ trên 97 tỷ đồng. 
Đến tháng 3/2020, toàn huyện thành lập mới 24 mô hình, duy trì 320 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ, 180 mô hình hoạt động có hiệu quả tạo ra trên 1.100 việc làm cho thanh niên, 80 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ có mức thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Đồng chí Trần Mạnh - Bí thư Huyện đoàn Văn Chấn cho biết: "Để giúp đoàn viên thanh niên khai thác tốt các tiềm năng trong phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp tại địa phương, Huyện đoàn đã phối hợp với các ngành chức năng tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho thanh niên, thành lập các câu lạc bộ nhằm giúp nhau phát triển kinh tế. Thời gian tới, Huyện đoàn tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đoàn tích cực nắm tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên trong phát triển kinh tế để có những định hướng, tư vấn cũng như phối hợp với các ngành liên quan tạo điều kiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giống, kinh nghiệm, tổ chức các chương trình tham quan, học tập mô hình kinh tế trong và ngoài huyện… nhằm định hướng, hỗ trợ thanh niên phát triển các mô hình kinh tế”.
Phong trào tuổi trẻ Văn Chấn lập thân lập nghiệp làm giàu chính đáng trên quê hương được lan tỏa mạnh mẽ trong đoàn viên thanh niên và cùng với hoạt động tuổi trẻ giúp nhau phát triển kinh tế là hướng đi đúng đắn cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Văn Chấn nói chung và thanh niên tỉnh Yên Bái nói riêng.
Quyết Thắng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

fb yt zl tw