Yên Bái: Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Dự án "Nâng cao khả năng khả năng sẵn sàng đi học và cải thiện kết quả học tập cho trẻ dân tộc thiểu số"

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/10/2020 | 5:23:16 PM

YênBái - Sáng 24 /10, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án” - hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.

Các đại biểu tham quan các mô hình trợ giảng trưng bày tại Diễn đàn.
Các đại biểu tham quan các mô hình trợ giảng trưng bày tại Diễn đàn.

Dự diễn đàn có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đại diện tổ chức KOICA tại Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam cùng hơn 250 đại biểu các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo các huyện, phòng GD-ĐT thực hiện Dự án, cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh và học sinh đến từ các trường trong và ngoài Dự án.

Dự án triển khai tại tỉnh Yên Bái ở 2 huyện là Văn Chấn và Mù Cang Chải từ năm 2018 tại 14 trường và 3 trường dự án mở rộng với 474 giáo viên mầm non, tiểu học được tập huấn thông qua các tập huấn cấp huyện, cấp trường.

Trên 2.000 cha mẹ được tập huấn thông qua các câu lạc bộ cha mẹ cấp mầm non, tiểu học và trên 10.170 học sinh từ 3 - 11 trường mầm non, tiểu học dự án được hưởng lợi trong 3 năm triển khai. 

Qua 3 năm triển khai, Dự án có nhiều hoạt động thiết thực như bồi dưỡng các phương pháp hỗ trợ học sinh tăng cường kỹ năng đọc, viết cho giáo viên tiểu học; hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc, viết và Toán cũng như huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng vào trong công tác giáo dục trẻ cùng với nhà trường; xây dựng mô hình trợ giảng và các khóa tập huấn về giáo dục song ngữ, hỗ trợ giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số; phát triển tài liệu độc, sáng tác truyện tranh; hoạt động góc học tập, góc thư viện... 



Minh họa kết quả Dự án tại Diễn đàn.

Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra; cụ thể: khả năng sẵn sàng đi học của học sinh mầm non tại 6 trường triển khai tăng từ 36% ở khảo sát đầu kì của Dự án (thực hiện tháng 3 năm 2018) lên 63% ở bài khảo sát cuối kì (thực hiện tháng 6 năm 2020). 

Bên cạnh đó, kỹ năng đọc hiểu của học sinh tiểu học cũng tăng 37%, từ 14% lên 51% theo khảo sát đầu ra của Dự án.

Diễn đàn đánh giá, chia sẻ các kinh nghiệm, bài học thành công của Dự án, từ đó thúc đẩy các phương pháp thực hành tốt nhất trong việc áp dụng các phương pháp tiếp cận của Dự án và vận động cho việc lan tỏa, nhân rộng các phương pháp tiếp cận này đến các đơn vị trường ngoài Dự án trong toàn tỉnh Yên Bái.

Thanh Ba

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục