Văn Chấn thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/10/2020 | 8:10:05 AM

YênBái - Huyện Văn Chấn có 17 xã và 28 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), với tổng dân số trên 15 vạn người, gần 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Đường giao thông ở thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng được Nhà nước đầu tư bê tông hóa giúp nhân dân đi lại thuận lợi.
Đường giao thông ở thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng được Nhà nước đầu tư bê tông hóa giúp nhân dân đi lại thuận lợi.

Bà Phạm Thị Tuyết - Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: "Đồng bào DTTS của huyện chủ yếu sống tập trung ở 17 xã và 28 thôn ĐBKK. Hàng năm, Phòng Dân tộc luôn bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bà con, qua đó chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện và ngành dân tộc các cấp để điều chỉnh, quyết sách nhiều chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế, phát huy hiệu quả giúp đồng bào cải thiện, nâng cao đời sống”. 

Trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn các địa phương, huyện đã chủ động phân bổ các nguồn vốn đầu tư, chương trình hỗ trợ được phê duyệt một cách hợp lý. Riêng năm 2020, tổng kinh phí đầu tư cơ bản trên 23 tỷ đồng để thực hiện 26 công trình. 

Trong đó, có 20 công trình do huyện làm chủ đầu tư, gồm 11 công trình chuyển tiếp với 7 công trình giao thông, 3 công trình thủy lợi và 1 công trình y tế, tổng vốn gần 5,5 tỷ đồng; 9 công trình khởi công mới gồm 8 công trình giao thông, 1 công trình trường học, tổng vốn trên 12,8 tỷ đồng. 

Các công trình do xã làm chủ đầu tư có 5 công trình giao thông, 1 công trình thủy lợi, tổng vốn gần 3 tỷ đồng và trên 2 tỷ đồng vốn duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư. 

Thực hiện chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã triển khai nguồn vốn vay tín dụng, tổng kinh phí 5 tỷ đồng cho trên 100 hộ dân vay đầu tư phát triển sản xuất thuộc đối tượng là hộ nghèo người DTTS theo Đề án đã được UBND huyện phê duyệt. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, huyện cũng đã triển khai nhanh, kịp thời các dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã vùng ĐBKK thuộc Chương trình 135. Tổng vốn hỗ trợ trên 8 tỷ đồng cho 1.560 hộ gia đình được thụ hưởng, gồm 1.490 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo, 200 tổ hợp tác. 

Trong đó, dự án hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình mua trâu, bò sinh sản và làm chuồng trại với kinh phí trên 4,8 tỷ đồng cho 338 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo và mới thoát nghèo tại 14 xã vùng cao; hỗ trợ chăn nuôi lợn nái sinh sản cho 566 hộ nghèo ở 9 xã với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng; hỗ trợ chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 50 con/lứa trở lên cho 69 hộ ở xã An Lương và Nậm Mười với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng; hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ, mua máy móc, công cụ hỗ trợ sản xuất cho 452 hộ nghèo ở 8 xã với kinh phí gần 2,2 tỷ đồng, tất cả đều đã cơ bản thực hiện hoàn thành. 

Ông Phan Luận - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Búng cho biết: Là xã vùng cao, đồng bào DTTS chiếm gần 70% dân số, hộ nghèo còn trên 330 hộ; kinh tế chủ lực dựa vào sản xuất nông nghiệp nên các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, người nghèo những năm qua đã góp phần quan trọng giúp nhân dân tiếp cận cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Điển hình năm 2019, xã có 41 hộ nghèo được hỗ trợ máy móc, nông cụ sản xuất, năm 2020 có 134 hộ nghèo được hỗ trợ máy móc, nông cụ sản xuất với tổng trị giá cả 2 năm trên 630 triệu đồng, cùng hàng trăm hộ khác được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi...

Có thể thấy, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư của Nhà nước mà diện mạo nông thôn ở các xã, thôn, bản ĐBKK cũng như đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào DTTS huyện Văn Chấn đã ngày càng khởi sắc, tạo đà cho kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển bền vững và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2020 đạt từ 5% trở lên. 

 A Mua

Tags Văn Chấn chính sách dân tộc dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục