Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh (27/12) là sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với 5 quốc gia khác.
|
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn
|
Vào ngày này 27/12 hàng năm, tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch từ đó có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn ở cấp độ toàn cầu.
Sáng kiến của Việt Nam về Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh được đưa ra đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại nên đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Trong lịch sử Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên Việt Nam đã dự thảo một Nghị quyết và được 106 nước đồng tác giả là một con số kỷ lục, đánh dấu sự vươn tầm của đối ngoại Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc" - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 kết nối với 63 tỉnh thành phố và 700 cơ sở y tế.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng: "COVID-19 đã để lại bài học rằng, thế giới đã không chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch toàn cầu. Tất cả các quốc gia cần đầu tư vào năng lực sẵn sàng để ngăn chặn, phát hiện và đối phó dịch bệnh".
Đại dịch COVID-19 đã chứng minh không thể chống một đại dịch toàn cầu bằng nỗ lực đơn lẻ của từng nước. Chính vì vậy, việc thông qua nghị quyết lần này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi nhấn mạnh hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương trong ứng phó với dịch bệnh.
"COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng. Chúng ta không biết chắc chắn một đại dịch nữa sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu. Bằng cách hưởng ứng nghị quyết này, tôi tin chắc rằng thế giới sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để hỗ trợ phục hồi và tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh tiềm ẩn trong tương lai" - ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
Trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành khắp thế giới, dư luận quốc tế ấn tượng về một Việt Nam vừa là ngọn hải đăng trong chống dịch COVID-19 và điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế, vừa đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống COVID-19 và các dịch bệnh tiềm ẩn trong tương lai.
(Theo VTV)
Ngày 26-12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Tổ chức Y tế toàn cầu Vital Strategies phối hợp tổ chức lễ phát động chiến dịch “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”.
Sáng 26/12, 3 người đầu tiên được tiêm nâng liều vắc xin Nano Covax lên 50mcg Trước đó đã có 20 người được tiêm liều 25mcg.
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 3281/QĐ-UBND khen thưởng các tác giả đạt giải tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 15, 16 (2019-2020) và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (2018-2019).
Trong gánh nặng bệnh tật kép, người Việt Nam thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm...