Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/11/2021 | 10:56:49 AM

YênBái - Kể từ khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều biện pháp quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm, đồng thời, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách phục vụ, thu hút bệnh nhân.

Nhiều trang thiết bị, kỹ thuật mới hiện đại được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Nhiều trang thiết bị, kỹ thuật mới hiện đại được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tự chủ về tài chính là một chủ trương lớn của Trung ương và Bộ Y tế, là một xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới của ngành y tế để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho Bệnh viện giảm từ 37,3 tỷ đồng xuống còn 1,6 tỷ đồng, tỷ lệ tự chủ chi thường xuyên tăng từ 46% lên 100%; số thu dịch vụ tăng hàng năm từ 98,6 tỷ đồng lên 228,8 tỷ đồng.

Đến năm 2020, Bệnh viện đã thực hiện tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên (trừ nhiệm vụ chi thường xuyên các hoạt động do Nhà nước đặt hàng: công tác giám định y khoa và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh). 

Để thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên, Bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm như: xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ với các nội dung thu chi được quy định cụ thể, đầy đủ trong quy chế; thực hiện khoán định mức sử dụng điện thoại, công tác phí, văn phòng phẩm, điện nước; xây dựng các gói kỹ thuật và thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; tăng cường công tác quản lý thu, chi; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính; thực hiện phân bổ chi thu nhập tăng thêm dựa vào kết quả hoạt động và doanh thu của các khoa/phòng...

Tự chủ tài chính được coi là cách để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập, tạo động lực để sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, không ỷ lại, trông chờ vào ngân sách. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được trên 13.600 kỹ thuật, trong đó có 233 kỹ thuật vượt tuyến. 

Nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu đã được Bệnh viện triển khai thực hiện một cách tự chủ, có những kỹ thuật trở thành thường quy như: lọc máu liên tục, lọc máu nhân tạo, thay huyết tương, điều trị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, chụp mạch vành, đặt sten mạch vành, nút mạch điều trị u gan, chấn thương lách; phẫu thuật sọ não, u não, phẫu thuật nội soi lấy máu tụ nội sọ, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng qua niệu đạo, các phẫu thuật cấp cứu ổ bụng, xét nghiệm mô bệnh học, giải phẫu bệnh, điều trị ung thư bằng hóa chất, phẫu thuật, xét nghiệm sàng lọc ung thư, xét nghiệm PCR…  

Nhờ đó, người bệnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện ngày càng tăng. Nếu như năm 2015, Bệnh viện có 112.186 lượt người khám bệnh, 24.821 lượt điều trị nội trú, thì năm 2020, con số này đã tăng lần lượt là 131.238 và 30.291 lượt; tỷ lệ chuyển tuyến giảm từ 6,7% năm 2015 xuống còn 2,62%; tỷ lệ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú các năm đều đạt trên 96%.

Bà Nguyễn Thị Kim ở phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái) chia sẻ: "Tôi đã khám và điều trị nội trú từ khi Bệnh viện còn ở cơ sở cũ cho đến nay. Cá nhân tôi thấy từ khi chuyển sang cơ sở này, không những cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng bệnh khang trang, hiện đại mà phong cách phục vụ, chất lượng khám, chữa bệnh cũng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc các y bác sĩ thực hiện được nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật tuyến trên thì tôi rất hài lòng với việc cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với từng loại bệnh của bệnh nhân”. 

Bệnh viện cũng đã triển khai có hiệu quả Đề án thực hiện một số hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu. Các chương trình khám chữa bệnh có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành tuyến trên (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Tim Hà Nội,…) được triển khai thường xuyên đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và cải thiện thu nhập cho Bệnh viện. 

Công tác cải tiến chất lượng bệnh viện được triển khai đồng bộ, điểm đánh giá chất lượng theo Bộ tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế ngày càng tăng, năm 2020 là 4,14/5 điểm (năm 2015 là 3,22). Năm 2019, Bệnh viện còn được đánh giá công nhận đạt bộ Tiêu chuẩn ISO 15189:2012 về phòng xét nghiệm y tế cho cả 3 lĩnh vực: huyết học, hóa sinh, vi sinh.

Hoài Anh

Tags Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

Các tin khác
Lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh trao các suất học bổng cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Mười.

Vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra, giám sát Chương trình “Gói mì hạnh phúc” tại các xã Nậm Mười, Nậm Lành và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao kinh phí hỗ trợ 40 triệu đồng làm “Nhà mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Yên Bái tổ chức Chương trình “Cảm ơn đoàn viên” và mít tinh hưởng ứng Tháng công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 với sự tham dự của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố Yên Bái; một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng hơn 100 đoàn viên công đoàn cơ sở (CĐCS).

Ảnh minh họa.

Theo Nghị quyết 27, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7 như phụ cấp kiêm nhiệm; thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; trách nhiệm công việc; lưu động; ưu đãi theo nghề...

Đồng chí Hà Thị Ngoan – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái nhận biển tượng trưng hỗ trợ 10 bộ máy tính từ đơn vị tài trợ tại Lễ phát động.

Sáng 10/5, tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện tổ chức Lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 và triển khai phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục