Văn Yên đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2022 | 7:36:17 AM

YênBái - Nhằm giúp hội viên phụ nữ (HVPN) nâng cao đời sống, những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Yên đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ hội viên. Qua đó, không chỉ động viên, khích lệ HVPN nỗ lực vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên hỗ trợ gà giống cho gia đình chị Trần Thị Phượng ở tổ dân phố số 3.
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên hỗ trợ gà giống cho gia đình chị Trần Thị Phượng ở tổ dân phố số 3.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Yên cho biết: "Trong 8 tháng năm 2022, Hội đã tuyên truyền, vận động HVPN xây dựng 20 mô hình phát triển kinh tế có thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên; hướng dẫn, hỗ trợ phát triển 15 mô hình sinh kế cho gia đình HVPN nghèo bằng các hình thức: hỗ trợ gà giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời, tuyên truyền cho cán bộ, HVPN thực hiện các mô hình đã đăng ký về dự án phát triển sản xuất nông - lâm, thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Qua kiểm tra, đã có 35/50 mô hình được giải ngân”. 

Cùng với xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Văn Yên đã ra mắt 10 tổ hợp tác; vận động thành lập mới 1 hợp tác xã du lịch cộng đồng tại thôn Làng Chạng, xã Phong Dụ Thượng; thành lập 1 doanh nghiệp nữ (Công ty TNHH Một thành viên Bảo Anh Phát) do chị Trần Thị Thu ở xã Xuân Ái làm chủ. 

Cùng đó, trong năm 2021, Hội đã thành lập được 34 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã, 2 doanh nghiệp do hội viên phụ nữ làm chủ. Đồng thời, tuyên truyền, vận động được 33 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm, điển hình như: mô hình chăn nuôi gà thịt với số lượng 1.000 - 3.000 con/lứa của gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh ở chi hội Quyết Hùng, xã Xuân Ái; mô hình nuôi gà thương phẩm của gia đình chị Lý Thị Nga ở Chi hội thôn Toàn An, xã Đông An; mô hình nuôi trâu, bò sinh sản của hội viên phụ nữ các xã: Đông An, Châu Quế Thượng… 

Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, Hội LHPN huyện Văn Yên đã phối hợp với Ban Kinh tế - Hội LHPN tỉnh và Dự án SPIR hỗ trợ 64 con bò sinh sản hộ cho các gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại xã Ngòi A; đăng ký với Ban Kinh tế - Hội LHPN tỉnh 2 ý tưởng khởi nghiệp của hội viên Bùi Thị Quỳnh về xây dựng khu du lịch sinh thái tại thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp và mô hình Homestay tại thôn Cao Sơn, xã Phong Dụ Thượng của hội viên Mai Thị Nga.

Để giúp HVPN có vốn đầu tư phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện Văn Yên đã thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hơn 4.700 hội viên vay với tổng dư nợ trên 220 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn vay, nhiều HVPN đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, điển hình như: chị Trương Thị Hà, xã Yên Thái; chị Hoàng Thị Kim Thoa, xã Đại Phác; chị Lê Thị Thu, xã Yên Hợp; chị Nguyễn Thị Thu Hiền, xã An Bình, chị Triệu Thị Cói, xã Xuân Tầm. 

Để chủ động thêm về nguồn vốn, Hội LHPN huyện Văn Yên cũng thành lập các nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn do tổ chức Care tài trợ.  Trong 8 tháng năm 2022, thành lập được 9 nhóm tiết kiệm với 169 thành viên với tổng số tiền 308,1 triệu đồng cho 28 thành viên vay vốn. 

Phát huy tinh thần "Tương thân tương ái”, thời gian qua, các cấp hội LHPN huyện Văn Yên còn tích cực triển khai giúp đỡ các HVPN nghèo bằng cây, con giống, ngày công lao động. Qua đó, tạo động lực giúp 33 gia đình HVPN tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo vào năm 2021. 

Nhằm tiếp tục chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, HVPN, thời gian tới, Hội LHPN huyện Văn Yên sẽ tiếp tục vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế và mô hình dân vận khéo về phát triển kinh tế trên địa bàn.

Hồng Oanh

Tags Yên Bái Văn Yên phụ nữ xóa đói nông thôn mới khởi nghiệp Nghị quyết số 69

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục