Gặp người lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 8-4-1975, một sự kiện gây chấn động thế giới khi một phi công ngụy quyền lái máy bay của chính người Mỹ trang bị cho quân ngụy Sài Gòn ném bom xuống Dinh Độc Lập. Người phi công lái máy bay đó giờ đây đã là Phó Tổng giám đốc Hãng Hàng không Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thành Trung.

Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thành Trung.
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thành Trung.


* Là một phi công lái máy bay chiến đấu nhưng anh thường xuyên ném không trúng, nơi các đồng chí và nhân dân mình sinh sống, hoạt động. Vậy anh làm thế nào để địch không nghi ngờ và tiếp tục tin tưởng anh?

- Trong suốt thời gian gần 6 năm lái máy bay đi ném bom, các cố vấn Mỹ cùng các sĩ quan cao cấp ngụy đều hết sức thắc mắc tại sao một phi công tốt nghiệp loại xuất sắc có hai bằng Topgun (một về súng, một về bom) lại thường xuyên ném bom và bắn trật mục tiêu. Do đã có chủ ý trước nên đa số các mục tiêu tôi ném bom trúng đều là mục tiêu vô hại. Ném xuống 4 quả thì chỉ nổ một quả, có khi chẳng nổ quả nào.

* Việc lấy được máy bay chiến đấu từ chính tay kẻ thù là cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể thực hiện được do những quy định hết sức nghiêm ngặt chặt chẽ của không quân, bằng cách nào anh đã thực hiện thành công nhiệm vụ đó?

- Gần 10 năm trời sống trong lòng quân thù, không lúc nào tôi không nghĩ đến việc lấy cho được máy bay. Nói nghe đơn giản nhưng thật ra không thể lấy cắp máy bay từ dưới đất do đòi hỏi rất nhiều yếu tố kỹ thuật và khi không có lệnh điều động bay bất cứ ai lại gần máy bay lập tức bị ăn “kẹo đồng” ngay. Còn lúc bay trên trời thì lại càng khó hơn, bất cứ khi nào cất cánh máy bay cũng phải bay theo biên đội từ 2 đến 4 chiếc. Nếu máy bay của ai đó trong biên đội bị hỏng xin quay về thì một chiếc khác sẽ bay kèm đưa về căn cứ rồi mới tiếp tục bay tiếp. Người nào tự ý rời khỏi biên đội thì sẽ bị chính đồng đội tiêu diệt. Thế đấy, trên trời dưới đất đều không lấy được máy bay, nhưng cuối cùng tôi đã tìm ra một phương án.

Trong lúc chuẩn bị cho máy bay cất cánh, tôi đạp phanh ghìm chặt không cho máy bay cất cánh và ra dấu với biên đội trưởng là máy bay bị hỏng không thể xuất kích được và xin ở lại. Biên đội trưởng đồng ý. Chỉ chờ có thế 10 giây sau, máy bay tôi cũng xuất kích. Lúc này đài điều khiển không lưu dưới đất tưởng rằng tất cả đã bay, còn biên đội máy bay đã bay trước thì cứ đinh ninh tôi ở lại nên chẳng hề phát hiện việc máy bay bị lấy cắp. Lấy được máy bay theo kế hoạch định trước, tôi định đánh một lúc cùng 3 mục tiêu khác nhau là Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Kho xăng Nhà Bè. Do yếu tố tâm lý nên hai quả bom đầu, tôi ném trật ra ngoài sân, thay vì bay đi ném bom tiếp xuống Tòa Đại sứ Mỹ, tôi quyết định ném hai quả bom còn lại xuống Dinh Độc Lập và lần này ném trúng mục tiêu, tôi tiếp tục bay đến Kho xăng Nhà Bè “vãi hết” cơ số đạn xuống kho xăng nhưng không hiểu vì sao kho xăng không cháy. Sau đó, tôi lái máy bay bay thẳng ra sân bay Phước Long.

* Việc đáp được chiếc máy bay phản lực F5 xuống sân bay Phước Long dài đúng 1.000m là một kỳ tích, trước anh chưa một phi công nào trên thế giới dám thực hiện cú hạ cánh tử thần như thế. Đối diện với cái chết cầm chắc trong tay, anh nghĩ gì về giờ phút căng thẳng đó?

- Đầu năm 1975, khi có dấu hiệu bị lộ, tôi đề nghị với Trung ương Cục cho đánh, nhưng vấn đề là đánh xong hạ cánh ở đâu. Bỏ máy bay nhảy dù thì quá dễ nhưng lấy được chiếc máy bay trị giá 20 triệu đô-la của Mỹ đâu phải đơn giản. Rồi Phước Long được giải phóng, tôi bí mật nêu ý kiến đề nghị sửa chữa lại sân bay. Sau này tôi được biết công binh ta làm suốt hai tháng trời mới hoàn chỉnh được đường băng dài vỏn vẹn 1.000m trong khi đó độ dài tối thiểu để máy bay hạ cánh là 2.100m. Ba lần thử dừng máy bay ở độ dài 1.000m đều thất bại. Các cố vấn Mỹ điên đầu khi hết chiếc máy bay này đến máy bay khác lần lượt bị tôi làm hỏng.

Nhưng đến lần thứ 4 thì chiếc F5 đã ngoan ngoãn dừng lại ở độ dài đúng 1.000m. Sau giải phóng, người thầy dạy lái máy bay cho tôi là bạn của cựu đại sứ Mỹ Pê-téc-xơn tại Việt Nam có gửi một bức thư nhờ đại sứ chuyển cho tôi, trong bức thư có đoạn viết: “Về chính trị, tôi hoàn toàn không có quyền can thiệp, mỗi người đều có một lý tưởng nên việc anh đi con đường nào thì cứ đi. Nhưng tôi phản đối 100% việc anh đem một chiếc máy bay phản lực F5 hạ cánh ở sân bay chỉ dài có 1.000m. Tôi dạy anh lái máy bay chứ không dạy anh tự sát, dù có nói gì đi chăng nữa tôi cũng không đồng ý hành động của anh và trên bảng vàng thành tích của nhà trường có ghi đầy đủ hồ sơ và việc làm của anh để các thế hệ phi công sau này biết rằng trước họ nhà trường đã đào tạo được một phi công tài năng như thế”. Trong bức thư gửi trả lời, tôi đã ghi lại những suy nghĩ của mình ở thời điểm khi đó để người thầy của mình có thể thấy được ý chí của mình và hiểu được con người Việt Nam có thể biến cái không thể thành có thể và việc tôi dừng máy bay ở khoảng cách đó cũng là điều bình thường thôi.

* Xin cảm ơn và chúc sức khỏe anh!

(Theo QĐND)

Các tin khác
Cuộc diễn tập được đánh giá đạt kết quả cao.

YBĐT - Ngày 27/4, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh và thành phố Yên Bái đã tổ chức cuộc diễn tập xử lý 3 tình huống là: Sơ tán người dân và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, cứu hộ cứu nạn nhân dân vị lũ cuốn trôi, cứu người và tài sản do bị sập ta-luy.

YBĐT - Ngày 27/4, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh và thành phố Yên Bái đã tổ chức cuộc diễn tập xử lý 3 tình huống là: Sơ tán người dân và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, cứu hộ cứu nạn nhân dân vị lũ cuốn trôi, cứu người và tài sản do bị sập ta-luy.

YBĐT - Ngày 27/4, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh và thành phố Yên Bái đã tổ chức cuộc diễn tập xử lý 3 tình huống là: Sơ tán người dân và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, cứu hộ cứu nạn nhân dân vị lũ cuốn trôi, cứu người và tài sản do bị sập ta-luy.

YBĐT - Ngày 27/4, Ban chỉ đạo công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở tỉnh Yên Bái đã tổ chức đánh giá công tác năm 2006 và phương hướng chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục