Đừng lạm dụng danh nghĩa từ thiện!

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2024 | 3:42:13 PM

YênBái - "Giá như đoàn ăn mì tôm, ăn cơm phần mà bị tính giá cao thì dư luận còn bênh vực, đằng này kéo nhau vào ăn đặc sản rồi lấy danh nghĩa từ thiện để đòi ưu ái thì chả ai thông cảm cho được".

Những món ăn được phục vụ tại nhà hàng (Ảnh: Nhà hàng Hiền Anh).
Những món ăn được phục vụ tại nhà hàng (Ảnh: Nhà hàng Hiền Anh).

Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện bài viết về việc một nhóm từ thiện 12 người tại Yên Bái tố bị nhà hàng "chặt chém" khi dùng bữa tại địa phương. Theo đó, nhóm 12 khách đã gọi 4,5kg cá lăng sông (900.000 đồng/kg), 2 đĩa thịt rang (180.00 đồng/đĩa), 9 lon bia (25.000 đồng/lon), 6 lon nước ngọt (15.000 đồng/lon) và 2 tô cơm (20.000 đồng/tô), tổng hóa đơn hết gần 4,8 triệu đồng.

Cho rằng mức giá này "không thể chấp nhận được", thành viên trong đoàn đăng tải bài viết tố nhà hàng lên mạng xã hội. 

Tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương đã làm việc với chủ nhà hàng. Chủ nhà hàng thừa nhận có việc 12 khách dùng bữa tại nhà hàng trưa 18/9, song khẳng định đã giới thiệu, đưa thực đơn bảng giá để khách tham khảo trước khi gọi món, thậm chí còn giảm giá 30% đối với món cá cho đoàn. 

"Nhà hàng cam đoan là cá lăng sông tự nhiên, không phải nuôi công nghiệp. Tổng tiền ăn tính ra chưa đến 400.000 nghìn đồng/khách chưa phải là chặt chém. Nhà hàng không làm sai, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chức năng", chủ nhà hàng phân trần. 

Đừng lạm dụng danh nghĩa từ thiện! - 1
Chính quyền địa phương làm việc với nhà hàng.

Từ sự việc trên, nhiều người bày tỏ sự bất bình với cách ứng xử của đoàn từ thiện và cho rằng những người này đang lạm dụng danh nghĩa từ thiện để đưa ra những đòi hỏi phi lý, không thể đáp ứng. 

Độc giả Bich Nguyen Van viết: "Nhà hàng đã công khai giá, giảm 30% cho đoàn là ưu ái lắm rồi. Các bạn đi thiện nguyện ăn toàn đặc sản thì phải chấp nhận, chứ chê nhà hàng chặt chém như vậy là không được, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng". 

"Hóa đơn vậy còn chặt chém gì nữa? Nhà hàng vừa bị lũ, mở cửa làm ăn không chỉ nuôi mình mà còn phải nuôi nhân viên, người ta giảm cho 30% là tốt lắm rồi, chẳng lẽ mấy người còn đòi người ta miễn phí nữa à? Thế này khác gì việc nhà họ cháy nhưng bắt họ đi chữa cháy cho nhà hàng xóm đâu", độc giả Bùi Thành Đạt có chung tâm trạng bức xúc. 

"Thuận mua vừa bán, đã xem bảng giá, ăn xong rồi về nhà tiếc tiền nên lại lên mạng bêu xấu nhà hàng sao? Tâm như vậy mà cũng đòi đi từ thiện à?", chủ tài khoản Dung bình luận gay gắt. 

Phân tích dưới góc độ thị trường, chị Vũ Thùy ngân cho rằng mức giá nhà hàng bán cho khách là hợp lý. Sự việc xảy ra có thể xuất phát từ sự hiểu nhầm về loại sản phẩm giữa đoàn từ thiện và nhà hàng. 

Theo đó, cá lăng sông hay còn gọi là cá quất hàng tự nhiên, giá nhập vào là khoảng 1 triệu đồng/kg, còn cá lăng sông nuôi lồng giá nhập là 750.000 đồng/kg. Cộng với công sức chế biến, giá bình quân của mặt hàng này trên thị trường hiện rơi vào khoảng 1,2 triệu đồng/kg. "Khách đây không biết gì về cá, có khi họ nhầm sang cá lăng đen, loại cá được bán tại các nhà hàng với giá khoảng 250.000 - 350.000 đồng/kg", độc giả này phân tích. 

Với độc giả Đoàn Văn Hồng, người này cho rằng nếu đoàn chỉ sử dụng suất cơm bình dân có giá khoảng 30.000 đồng/suất thì thậm chí nhà hàng còn có thể miễn phí, nhưng đối với những món ăn đắt tiền, đã được công khai giá và thậm chí giảm 30% cho đoàn thì mức giá như vậy là quá ưu ái đối với đoàn từ thiện. 

"Giảm giá nữa thì họ lấy gì để bù? Ít hay nhiều thì nhà hàng trong vùng lũ cũng bị ảnh hưởng. Không rõ đoàn từ thiện này đi những đâu nhưng như thế là chưa được", người này nhấn mạnh. 

Có chung quan điểm, anh Khánh Long viết: "Tôi nói chứ họ mà vào kêu cơm với trứng chiên có khi ông chủ tặng cho luôn không cần tính tiền, chứ mà kêu hẳn con cá lăng thì còn gì để nói nữa". 

"Giá như đoàn ăn mì tôm, ăn cơm phần mà bị tính giá cao, giá đặc sản thì thiên hạ còn bênh vực. Đằng này kéo nhau vào ăn đặc sản rồi lấy danh nghĩa từ thiện để đòi ưu ái thì chả ai bênh được", chủ tài khoản có nickname Người Lạ bình luận. 

(Theo Báo Dân Trí)

Các tin khác
Đoàn trao hỗ trợ cho các em học sinh Trường TH&THCS xã Trung Tâm, huyện Lục Yên.

Vừa qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam trao hỗ trợ 229 triệu đồng cho các trường học bị ảnh hưởng bão lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc truyền tải thông tin ngày càng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Các nền tảng mạng xã hội đã trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối và lan tỏa thông tin đến công chúng. Trong bối cảnh đó, trang Fanpage Báo Yên Bái đã trở thành một kênh thông tin đáng tin cậy, không chỉ phục vụ việc cung cấp tin tức mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề xã hội, kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái.

Phó giáo sư, tiến sĩ phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam trao số tiền hỗ trợ 100 triệu đồng của Liên hiệp Hội cho tỉnh Yên Bái.

Sáng 24/9, đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam đã trao số tiền 280 triệu đồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Lực lượng công an Yên Bình trao đổi thông tin, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến an ninh trật tự tại cơ sở.

Từ năm 2019 đến nay, Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với lực lượng quân đội chỉ đạo tổ chức 1 cuộc diễn tập cấp huyện, 21 cuộc diễn tập cấp xã để nâng cao tinh thần cảnh giác, khả năng hiệp đồng tác chiến, chủ động lực lượng, phương tiện, biện pháp sẵn sàng chiến đấu, giải quyết khi có tình huống phức tạp xảy ra...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục