Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết số 116 ngày 14/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 211 ngày 24/4/2024 của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh về tổ chức đối thoại chính sách và phản biện xã hội năm 2024 của Hội LHPN tỉnh.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên đoàn Lao động tỉnh; Tỉnh đoàn; đại diện Hội đồng Tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam và bảo trợ người khuyết tật, bảo vệ quyền trẻ em tỉnh. Tham dự Hội nghị còn có Hội LHPN các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên; đại biểu chính quyền một số xã của huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên; đại diện tổ dân phố, chi hội phụ nũ, hộ gia đình bị thiệt hại về nhà ở.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Yên Bái đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhóm yếu thế trong xã hội đảm bảo cơ bản về cuộc sống. Các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại về nhà ở do thiên tai, rủi ro bất khả kháng được thực hiên theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 66/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
Đặc biệt, ngay sau sau cơ bão số 3 (Yagi) vừa qua, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành Hướng dẫn số 05/HD-UBND ngày 26/9/2024 để có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, động viên họ vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập do một số nhóm đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thực tiễn chưa được quy định hưởng chính sách trợ giúp xã hội, chưa có sự tương quan, phù hợp giữa các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai với các chính sách hỗ trợ nhà ở khác trên địa bàn tỉnh.
Đại diện hộ dân tham gia ý kiến tại Hội nghị.
Vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thấy cần thiết phải ban hành một chính sách mới hỗ trợ cho các nhóm đối tượng đặc thù, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với các đối tượng yếu thế, hộ gia đình bị thiệt hại bởi thiên tai, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và các quy định của pháp luật, góp phần thực hiện mục đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định một số chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái trình HĐND tỉnh ban hành tại kỳ họp thứ 21 (khóa XIX).
Với mục đích để khi ban hành, Nghị quyết có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu và khắc phục được các hạn chế của các chính sách trước, tại Hội nghị, sau khi nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình bày tóm tắt nội dung báo cáo tác động của chính sách và dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đã tham gia đóng góp 8 lượt ý kiến, tập trung vào một số nội dung: sự cần thiết ban hành Nghị quyết; sự phù hợp của Nghị quyết với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của địa phương; tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của Nghị quyết; tính thuyết phục của Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; đặc biệt là các nội dung cụ thể trong dự thảo Nghị quyết như: đối tượng áp dụng, sự phù hợp của các chính sách hỗ trợ, định mức hỗ trợ… và việc giám sát thực hiện Nghị quyết… Các ý kiến phản biện đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải trình tại Hội nghị và tiếp thu chỉnh sửa sau Hội nghị.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đánh giá các ý kiến phản biện, góp ý mang tính xây dựng cao, góp phần hoàn thiện Nghị quyết đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo tính khả thi của Nghị quyết khi triển khai thực hiện. Ngoài ra, Ban tổ chức còn nhận được 7 ý kiến tham gia bằng văn bản. Các ý kiến đều được LHPN tỉnh tổng hợp để xây dựng văn bản kiến nghị của Hội LHPN. Hội LHPN tỉnh cũng đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh có văn bản phúc đáp về việc tiếp thu, chỉnh sửa các dự thảo trong hồ sơ trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết gửi Hội LHPN tỉnh theo thời gian quy định để thực hiện chức năng giám sát theo quy định.
Thu Hạnh