Nỗi đau của người cha có con mắc vào vòng lao lý khi mới 17 tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đã một tuần lễ trôi qua, anh N vẫn chưa khỏi bàng hoàng khi được biết con mình đã tham gia vào 2 vụ cướp trong tỉnh Yên Bái vừa qua. Nỗi đau hằn rõ trên nét mặt. Anh nhớ rất rõ, sớm hôm đó thằng con đi chơi qua đêm về rất sớm, anh đã mắng nó và tát nó hòng cảnh báo con đi qua đêm là một việc không nên làm. Nhưng anh có ngờ đâu đêm đó, nó đã tham gia cùng lũ bạn xấu gây ra một vụ cướp trên đường Cao Thắng. Đến khi công an hình sự thành phố Yên Bái đến tận nhà đọc lệnh bắt khẩn cấp nó, anh mới ớ người ra, anh đang dần mất con rồi mà nó mới chỉ là một thằng bé...

Ngày H. còn nhỏ, gia đình anh chị có một mái ấm lý tưởng. Vừa nuôi con, ngoài những giờ làm việc ở cơ quan, anh chị còn tranh thủ ngoài giờ mở thêm một quầy giải khát nhỏ tăng vừa thêm thu nhập, vừa thêm việc làm cho đỡ buồn. Chính vì vậy, kinh tế gia đình anh chị ngày càng phát triển. Có tích luỹ, anh chị xây nhà, mua sắm nhiều tài sản có giá trị. Nhìn từ ngoài vào, gia đình anh chị là một mẫu lý tưởng cho nhiều gia đình công chức khác. Với suy nghĩ để H. lớn hơn chút nữa và kinh tế ổn định, anh chị mới sinh cháu thứ hai. Do vậy khi H. lên 14 tuổi, H. mới có thêm em bé.

"Một sai lầm đối với chúng tôi là để H. một mình quá lớn mới có em, nên khi còn nhỏ H. luôn là vũ trụ của gia đình, cháu luôn là tâm điểm để hai bên nội ngoại quan tâm săn sóc. Đến khi có em, H. đã bước vào lứa tuổi dở dang, nửa trẻ con, nửa người lớn. Nhiều khi H. có thái độ ghen với em, có lúc H. còn cho rằng có em, H. đã trở thành người thừa trong nhà với những cái véo tai vô cớ, vài lời mắng mỏ khó nghe... Nhiều khi thằng em ốm, thằng anh cứ bật quạt vù vù, bố mẹ mắng, nó lại chí thằng em một cái và rít lên: Tại mày mà nhà này không ra nhà đấy... Buồn nhiều lắm em ạ" - Anh N tâm sự.

Chị L. - mẹ H. thì cho rằng nhiều khi bực con, anh N. đã đánh H., đây là những việc từ khi chưa có bé thứ hai, H. không bị như thế bao giờ. H. ngày càng trây lỳ, học hành chểnh mảng, mải chơi. Tính tình thất thường. Có hôm cháu đi chơi về muộn, bố cháu không cho cháu vào nhà. Tưởng làm thế là cháu sợ. Nhưng chỉ một vài lần cháu khóc xin vào nhà. Còn nhiều lần sau, không bao giờ cháu có phản ứng gì nữa, ở ngoài cũng xong.

Là một người mẹ, chị L. cũng bắt đầu có những linh cảm không rõ ràng. Chị yêu thương con bao nhiêu thì chị lại giận chồng bấy nhiêu. Hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nhiều lúc trong một mái nhà mà hai vợ chồng hai mâm cơm... nhiều lần chị lựa lời với chồng phải nhẹ nhàng với con, tìm hiểu nguồn cơn xem con có những tâm sự gì. Anh thì khác. Anh cho rằng, con cái trong nhà phải nói thẳng, nói thật, làm gì không đúng phải sửa, sai phải đánh, phải quân sự thì mới nên người. Từ hai suy nghĩ như vậy mà H. ngày càng xa cách bố. Còn chị L. thì âm thầm chịu đựng nhìn con làm gì thì làm vì nói thế nào H. cũng bỏ ngoài tai, còn nếu nói với chồng thì chị sợ hai bố con sẽ xảy ra hỗn chiến...

Ngày 8/8/200 9, Cảnh sát hình sự Công an thành phố Yên Bái đọc lệnh bắt khẩn cấp H. tại nhà trong sự ngỡ ngàng của anh chị, bất ngờ của xóm láng.  Dù H. còn nằm trong trại tạm giam chờ ngày ra xét xử, nhưng nỗi đau, sự tiếc nuối cho những suy nghĩ  bồng bột của H. đã để lại trong lòng mọi người nhiều suy nghĩ. Phải chăng ở trong chuyện này nỗi là do bố mẹ H. hay do H. ích kỷ không chịu học hành mà sinh hư? Khi tôi viết lại những tâm sự này của anh chị, tôi thấy tiếc. Tiếc cho những suy nghĩ lệch lạc của anh chị khi sinh cháu thứ hai mà không đảm bảo được kế hoạch giáo dục tâm lý cho H., tiếc cho sự không thống nhất trong cách giáo dục của hai vợ chồng để mỗi người vô tình tạo khoảng trống cho H. mắc vào tội lỗi và cái tiếc nữa là H. đã là đứa trẻ hư không biết nghe lời bố mẹ, không chịu tu dưỡng đạo đức, ham chơi đua đòi theo bạn xấu để rồi từ bỏ sách bút, mái trường vào ngồi bóc lịch trong nhà đá khi tương lai còn đang rộng mở đón cháu vào tương lai.

N.A

Các tin khác

Theo dự thảo quy định đánh giá và xếp loại học sinh (HS) tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, các môn học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học.

Trình diễn trang phục áo dài trong Hội diễn NTQC,CNVC-LĐ thành phố Yên Bái lần thứ 11.

YBĐT - Sau Nghị định số 87 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã bàn giao 6 công đoàn cơ sở xã, 16 công đoàn cơ sở trường học và 7 tổ công đoàn trạm y tế xã với trên 430 đoàn viên về LĐLĐ thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình quản lý. Như vậy, hiện nay LĐLĐ huyện Trấn Yên có 110 công đoàn cơ sở với 1.918 đoàn viên công đoàn, trong đó có 88 công đoàn cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, 20 công đoàn xã, thị trấn, 1 công đoàn sự nghiệp công ích và 1 công đoàn ngoài quốc doanh.

YBĐT - Từ đầu năm đến nay đã có 2.692 lao động ở Yên Bái được đào tạo nghề, trong đó đào tạo trung cấp nghề 40 lao động, cao đẳng nghề 422 lao động, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 2.230 lao động. Phần lớn người lao động được đào tạo nghề có việc làm ổn định, đặc biệt là các ngành may công nghiệp, cơ khí, gò hàn, chế biến gỗ, mộc dân dụng...

Các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái đã chủ động đối phó với dịch cúm A/H1N1.

YBĐT- Mặc dù đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xác nhận có bệnh nhân mắc cúm A (H1N1) nhưng trước những diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng, các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái chủ động làm tốt công tác phòng chống dịch trước ngày khai giảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục