Giọt máu - Một phần sự sống của mình để cứu giúp người bệnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2011 | 9:21:45 AM

YBĐT - Những năm là gần đây, lực lượng hiến máu tình nguyện đã được mở rộng đến các tầng lớp nhân dân.

Một giọt máu cho đi - một cuộc đời nhận lại.
Một giọt máu cho đi - một cuộc đời nhận lại.

Bà Lục Thị Nhung - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Yên Bái đã trao đổi với phóng viên YBĐT.

- Trái tim khỏe mạnh - hiến máu cứu người là thông điệp Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (HMTN) năm nay. Bà có thể cho biết, Yên Bái đã làm gì để hướng tới sự kiện này?

- Hướng tới sự kiện này, tỉnh Yên Bái đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Ban chỉ đạo vận động HMTN tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày toàn dân HMTN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo.

Yên Bái phấn đấu 100% ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban chỉ đạo có các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày toàn dân HMTN; thu hút tối thiểu 500 người đăng ký HMTN và tổ chức tiếp nhận được từ 120 - 130 đơn vị máu (bằng 10% kế hoạch năm 2011).

Đối với cấp tỉnh: tổ chức đợt tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng từ 1/4 - 30/4, cao điểm nhất là ngày 7/4; tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày toàn dân HMTN và HMTN tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.

Các huyện, thị, thành phố: tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân HMTN 7/4/2011, tổ chức đăng ký danh sách tình nguyện hiến máu, định nhóm máu, lấy máu (đối với những nơi có đủ điều kiện).

- Đối tượng chính sẽ tập trung tuyên truyền HMTN năm nay là những đối tượng nào, thưa bà?

- Công tác tuyên truyền, vận động HMTN hướng tới tất cả cán bộ, chiến sỹ, hội viên, học sinh, sinh viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân, những người có đủ điều kiện tham gia hiến máu tình nguyện; nam từ 18-60 tuổi, nữ từ 18-55 tuổi, khỏe mạnh, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu.

Trong đó, tập trung tuyên truyền tới các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý các cơ quan, đơn vị, trường học về vai trò trách nhiệm trong công tác vận động HMTN, đặc biệt tập trung tuyên truyền, vận động HMTN vào đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên tại các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và địa phương - đây là lực lượng chủ yếu tham gia hiến máu tình nguyện.

- Bà đánh giá gì về phong trào HMTN trong những năm qua? Chúng ta cần làm những gì để có thể giúp đỡ cho những người bệnh cần máu đang điều trị ở các cơ sở y tế trên địa bàn?

- Trong những năm qua, phong trào HMTN ở Yên Bái đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, các huyện, thị, thành phố đều có ban chỉ đạo vận động HMTN; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tích cực phổ biến, tuyên truyền, vận động HMTN.

Nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa cao cả và tính cấp thiết của việc hiến máu cứu người đã có chuyển biến tích cực, nhiều tập thể, cá nhân tích cực tham gia đăng ký và sẵn sàng hiến máu tình nguyện, tiêu biểu như: Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch, Trường Trung cấp Thể dục thể thao, Tỉnh Đoàn thanh niên, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh...

Điều đáng mừng là gần đây, lực lượng HMTN đã được mở rộng hơn không chỉ là học sinh, sinh viên mà có sự tham gia của cán bộ, hội viên, đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, của các tầng lớp nhân dân đã sẻ chia những giọt máu - một phần sự sống của mình để cứu giúp người bệnh vượt qua khó khăn hiểm nghèo.

Đạt được kết quả trên là có sự tham gia vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhất là các ngành thành viên ban chỉ đạo, các nhà trường đã tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân nhất là lực lượng đoàn viên, sinh viên, học sinh, hội viên của tổ chức Đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên các cấp trong tỉnh tham gia phong trào HMTN, nhiều tập thể, cá nhân đã nhiều lần tham gia hiến máu tình nguyện, có trường hợp đã 7 lần hiến máu và vẫn tiếp tục đăng ký hiến máu...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác vận động HMTN của tỉnh còn có những hạn chế, đó là: nhận thức của một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp và một bộ phận cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân về HMTN chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, vận động HMTN chưa thường xuyên và chưa sâu rộng; số người đăng ký hiến máu tình nguyện không nhận thù lao chưa nhiều.

Nhu cầu máu cho cấp cứu, chữa bệnh vẫn còn rất thiếu, mới đáp ứng khoảng 40%. Trong đợt tổ chức sự kiện rất đông người tham gia HMTN, ngoài đợt huy động rất khó, nhất là dịp nghỉ hè, nghỉ tết...; trang thiết bị y tế phục vụ cho việc tiếp nhận, sàng lọc và bảo quản máu còn thiếu, mỗi đợt hiến máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh chỉ có khả năng tiếp nhận khoảng 100 đơn vị máu, nếu tổ chức hiến máu tại các huyện, thị thì không có xe chuyên dụng vận chuyển, bảo quản máu.

Năm 2011, tỉnh Yên Bái phấn đấu vận động được 3.500 - 4.000 người tham gia đăng ký HMTN, tiếp nhận 2.000 đơn vị máu, trong đó, HMTN đạt 65% (khoảng 1.300 đơn vị máu), 100% các huyện, thị, thành phố thành lập câu lạc bộ vận động HMTN, có lực lượng dự bị sẵn sàng hiến máu khi có yêu cầu.

Để đạt được chỉ tiêu trên tôi cho rằng: Trước hết phải có sự vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, các nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động HMTN gắn với việc tổ chức các hoạt động sự kiện nhân Ngày toàn dân HMTN 7/4, Ngày thế giới tôn vinh người HMTN 14/6, Chiến dịch những giọt máu hồng hè..., coi việc vận động hiến máu nhân đạo là một trong những nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành, địa phương, đơn vị.

Thứ hai, phát động và duy trì thường xuyên phong trào HMTN ở các địa phương, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nông, lâm trường, xí nghiệp..., khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân tích cực tham gia HMTN.

Thứ ba, xây dựng lực lượng dự bị HMTN tại các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương (hay còn gọi là ngân hàng máu sống), sẵn sàng hiến máu khi có yêu cầu.

Thứ tư, là làm tốt công tác tôn vinh, khen thưởng các tập thể có thành tích vận động được nhiều người tham gia HMTN, các cá nhân tham gia hiến máu nhiều lần. Ngoài việc các cơ quan, đơn vị, trường học có hình thức động viên, khen thưởng cho cán bộ, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ, học sinh, sinh viên tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.

Cuối cùng cần đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị y tế cho việc tiếp nhận và bảo quản máu hiến tình nguyện.

- Xin cảm ơn bà!

Minh Quang

Các tin khác

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trung bình mỗi năm Thanh tra lao động cả nước thực hiện từ 4.500 đến 5.000 cuộc thanh tra, phát hiện 25.000 - 30.000 sai phạm.

Đông đảo sinh viên Trường Trung cấp Y tế tham gia hiến máu tình nguyện

YBĐT – Năm 2010 hơn 70 học sinh của Trường Trung cấp Y tế Yên Bái đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo với trên 30 đơn vị máu chuyển đến các cơ sở y tế cứ giúp người bệnh.

Cán bộ tư pháp xã chứng thực giấy tờ cho người dân. Ảnh minh họa

YBĐT - Hình thức tuyên truyền luôn được đổi mới, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng khác nhau. Tài liệu tuyên truyền dưới dạng tờ rơi, tờ gấp, Bản tin Tư pháp được chuyển xuống các xã, thị trấn đầy đủ kịp thời.

Lãnh đạo sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh ký kết chương trình phối hợp hoạt động

YBĐT - Ngày 6/4, Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục