Cảnh giác với thủ đoạn mua bán người

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/12/2016 | 8:22:49 AM

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tình trạng mua bán người tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra phức tạp, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân, các đối tượng buôn bán người đã dụ dỗ lừa bán chị em sang Trung Quốc làm gái mại dâm hoặc làm vợ.

Năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ mua bán người, các vụ việc xảy ra chủ yếu ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đối tượng phạm tội thường là người địa phương cấu kết với các đối tượng tỉnh ngoài hoặc người quen đang làm ăn sinh sống tại các tỉnh biên giới.

Chúng lợi dụng số chị em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm... với phương thức, thủ đoạn là làm quen qua điện thoại, mạng xã hội hoặc tìm gặp trực tiếp rủ đưa đi làm các công việc nhàn hạ với mức thu nhập cao, lừa đưa đi lấy chồng người Trung Quốc và hứa hẹn một cuộc sống sung sướng, khá giả hoặc giả vờ yêu đưa về gia đình chơi để lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm hay bán đi làm vợ. Hầu hết các vụ mua bán ra nước ngoài thường thực hiện qua đường biên giới tại tỉnh Lào Cai.

Chị Thào Thị Bầu, trú tại bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải là một trong những nạn nhân may mắn trốn thoát trở về địa phương vào cuối tháng 12/2015. Trước đó, vào tháng 3/2015, đối tượng Lý A Tính, trú tại huyện Mù Cang Chải có gọi điện cho Thào Thị Bầu rủ sang Trung Quốc làm thuê cho cô của Tính. Đến tháng 5/2015, Tính rủ Giàng A Mảnh, trú tại huyện Mù Cang Chải đưa Thào Thị Sầu, sinh năm 1996 là em gái của Bầu để đưa sang Trung Quốc bán.

Đến ngày 10/6/2015, hai đối tượng đã đưa 2 chị em Bầu và Sầu sang Trung Quốc bán được 63 triệu đồng và chia nhau tiêu xài. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2015, cả 2 chị em Bầu đã bỏ trốn được về Việt Nam và làm đơn tố cáo hành vi của Tính và Mảnh. Có thể nhận thấy, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người không mới nhưng do thiếu hiểu biết, không có việc làm, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các nạn nhân bị dụ dỗ đem bán qua biên giới.

Trước thực trạng đó, thực hiện Chương trình hành động, phòng chống mua bán người năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ, căn cứ và tình hình thực tế của địa phương, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 41 ngày 15/3/2016 triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai, đã thường xuyên theo dõi kiểm tra đôn đốc sát sao tình hình và kết quả phòng ngừa, đấu tranh tội phạm mua bán người để rút kinh nghiệm chung và đề ra các kế hoạch, biện pháp thực hiện cụ thể ở từng cấp, từng ngành, góp phần tích cực vào kiềm chế sự gia tăng của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, Công an tỉnh đã tiến hành tiếp xúc, gọi hỏi lấy lời khai 222 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê trở về địa phương.

Kết quả có 4 trường hợp khai nhận bị lừa bán sang Trung Quốc nhưng quá trình xác minh chưa có đủ căn cứ để xác định và xử lý các đối tượng phạm tội. Đối với những nạn nhân mua bán người, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã tham mưu giúp chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, động viên tinh thần, giúp đỡ vốn vay để phát triển kinh tế sớm ổn định cuộc sống.

Qua đó, giúp chị em quên đi mặc cảm, sống tự tin, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Cụ thể, có 60 người là nạn nhân của các vụ mua bán người được tư vấn, hỗ trợ bằng các hình thức như: hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, tư vấn hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Cùng với việc tăng cường các giải pháp của lực lượng chức năng thì người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ cũng cần nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu; nhanh chóng phát hiện, tố giác các hành vi tới cơ quan công an để điều tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn.

Anh Dũng

Các tin khác
Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Sáng 28/3, tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái (TPYB) tổ chức Phiên tòa lưu động xét xử 5 vụ án hình sự liên quan đến các tội danh: buôn bán, tàng trữ ma túy; sản xuất, buôn bán hàng cấm và vô ý làm chết người…

Bị can Phạm Hoàng Anh.

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu.

Ông Lê Viết Chữ tại cơ quan điều tra

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng rời phiên tòa sau khi nghe bản án sơ thẩm.

Tòa ghi nhận toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 bị hại đã được Tân Hoàng Minh nộp khắc phục đầy đủ nên cho ông Dũng và 14 bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục