Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/1/2018 | 12:19:07 PM

YênBái - Sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù và thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả.

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Sau 2 tuần xét hỏi, sáng 22/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục với phần luận tội của VKS.

Theo đại diện VKS, thời gian vừa qua trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều vụ án về ngân hàng gây thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ, mất trật tự xã hội.

Phạm Công Danh và các bị cáo đã gây thiệt hại cho Ngân hàng xây dựng (VNCB sau đổi thành CB Bank) hơn 6.120 tỷ đồng; hành vi của các bị cáo cần phải cần xử lý nghiêm, làm lành mạnh hóa ngành tài chính ngân hàng, răn đe và phòng ngừa tội phạm, củng cố lòng tin của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của ngân hàng.

Kết quả thẩm tra công khai tại phiên tòa đã làm rõ quá trình chuyển đổi từ Ngân hàng Đại Tín sang ngân hàng VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các nhân viên dùng tiền của VNCB gửi vào các ngân hàng để bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay tiền của BIDV, Sacombank, TPbank rồi ủy thác qua Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh để tiền quay lại "túi” của Phạm Công Danh gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng.

Phạm Công Danh đã trực tiếp gặp lãnh đạo ngân hàng Sacombank, BIDV; thông qua Nguyễn Việt Hà móc nối với lãnh đạo TPBank vay tiền qua các công ty "ma”. Đồng thời, chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn lập khống hồ sơ để hợp thức hóa việc vay tiền...

Cụ thể, Phan Thành Mai trực tiếp chỉ đạo các thuộc cấp lập khống hồ sơ, nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với cán bộ TPBank để bảo lãnh vay tiền, ký lệnh điều chuyển tiền, ký lệnh lấy hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB gửi các ngân hàng SacomBank, BIDV, TPBank bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay vốn của các ngân hàng này, gây thiệt hại toàn bộ số tiền này của VNCB.

Các bị cáo Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết là những người tham gia họp, ký các biên bản họp HĐQT VNCN, thống nhất lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bảo lãnh cho các khoản vay. Các bị cáo là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện các hành vi sai trái, tiếp tay cho Phạm Công Danh lấy tiền được các ngân hàng giải ngân để trả nợ cho các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh và sử dụng vào các mục đích riêng của Phạm Công Danh.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt, không thừa nhận việc giúp sức Phạm Công Danh trong việc rút tiền ngân hàng trong cả 2 lần nhưng thực tế cho thấy đã có liên lạc điện thoại với Phan Thành Mai và đã nhờ các công ty ký các hợp đồng mua trái phiếu. Lời khai của các bị cáo cũng cho thấy, việc mua bán trái phiếu là khống. Đây là những chứng cứ cho thấy Nguyễn Việt Hà có tiếp tay cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng.

Bị cáo Hà không thừa nhận giúp sức Phạm Công Danh nhưng thừa nhận việc sử dụng các công ty để đứng tên vay tiền TPBank mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Ngoài việc trực tiếp ký và thực hiện hợp đồng, Hà còn chỉ đạo Nguyễn Kim Cẩm Vân phối hợp phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh trái pháp luật; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh và nhờ Vũ Viết Minh Quân ký các hợp đồng mua bán trái phiếu để hợp thức cho việc thực hiện ủy thác đầu tư, chuyển tiền quay về Tập đoàn Thiên Thanh để giúp Phạm Công Danh sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại 903 tỷ đồng.

Đặng Thị Bích Thủy và các nhân viên TPBank (gồm Đinh Việt Cường và Đỗ Việt Bun) đã không kiểm tra hồ sơ chứng từ đầy đủ trong việc cho vay các doanh nghiệp. Hành vi của Thủy đã tiếp tay cho Nguyễn Việt Hà gây thiệt hại cho VNCB trên 1.700 tỷ đồng.

Trầm Bê nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank, là người biết Phạm Công Danh cần tiền sử dụng nhưng Danh không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên Trầm Bê đã bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay tiền, với điều kiện là phải có tài sản bảo đảm.

Trầm Bê đã đưa Phạm Công Danh gặp Phan Huy Khang để trao đổi về việc Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Phạm Công Danh. Sau đó, Trầm Bê thống nhất với Phan Huy Khang thực hiện cho Danh vay 1.800 tỷ đồng. Từ đó, Phan Huy Khang đã chỉ đạo Phan Đình Tuệ để Tuệ chỉ đạo nhân viên các chi nhánh Hưng Đạo và Quận 8 làm các thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay.

Hồ sơ cho vay đều là các hồ sơ lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không thẩm định, không kiểm tra sau khi cho vay, bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay trái quy định.

Hành vi của Trầm Bê đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". VKS nhận thấy nhận thức của Trầm Bê về luật Tổ chức tín dụng chưa chính xác nên dẫn đến sai phạm trong việc vay vốn tại Saccombank. Do đó có đủ cơ sở để buộc tội bị cáo như cáo trạng.

Bị cáo Phan Huy Khang đã chỉ đạo cho các chi nhánh làm việc với Mai Hữu Khương để vay vốn. Chính vì thế gây ra hàng loạt sai phạm cho vay từ chi nhánh. Bị cáo Khang cho biết nhận chỉ đạo từ Trầm Bê. Hành vi của bị cáo gây thiệt hại cho VNCB 1.800 tỷ đồng.

Sau khi trình bày quan điểm luận tội của mình, đại diện VKS đã đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án cũ là 30 năm tù; Trầm Bê từ 5-6 năm tù; Phan Thành Mai từ 13-15 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án cũ là 30 năm tù; Mai Hữu Khương từ 11-13 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 30 năm tù; Nguyễn Việt Hà từ 6-7 năm tù; Phan Huy Khang: 4-5 năm tù.

Ngoài ra có 12 bị cáo bị đề nghị án treo, 26 bị cáo từ 6-7 năm tù, 7 bị cáo từ 3-4 năm tù; các bị cáo còn lại từ 3-5 và 2-6 năm tù cùng về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Viện Kiểm sát cũng đề nghị giải tỏa kê biên căn nhà ở Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) trả lại cho bà Tú Anh (chị bị cáo Trầm Bê).

Thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank trả lại cho Ngân hàng xây dựng (CB Bank) để khắc phục hậu quả.

Còn Phạm Công Danh và các công ty, cá nhân gây thiệt hại bồi thường lại cho TPbank, Sacombank và BIDV số tiền 6.120 tỷ mà 3 ngân hàng này phải trả lại cho CB Bank.

Đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX kiến nghị VKND Cấp cao, CQCSĐT làm rõ các cá nhân có trách nhiệm tại 4 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank, VNCB vì nếu không có hành vi trái pháp luật của lãnh đạo 4 ngân hàng thì Phạm Công Danh không thể dùng tiền từ VNCB bảo lãnh để 3 ngân hàng cho 29 lượt công ty vay, VNCB sẽ không bị thiệt hại.
 
(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Từ lời trình báo của nữ kế toán bị chiếm đoạt hơn 19,9 tỷ đồng, vào cuộc điều tra, cơ quan Công an phát hiện đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chuyên hoạt động lừa đảo, rửa tiền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục