Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường 60 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/1/2018 | 8:45:02 AM

Ngoài án phạt tù, về trách nhiệm dân sự, tòa sơ thẩm quyết định các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh có vai trò ngang nhau và phải bồi thường 60 tỷ đồng trong số hơn 119 tỷ đồng thiệt hại; mỗi bị cáo bồi thường 30 tỷ đồng.

Cảnh sát dẫn giải ông Đinh La Thăng đến phiên tòa
Cảnh sát dẫn giải ông Đinh La Thăng đến phiên tòa

"Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xem xét toàn diện quá trình cống hiến của các bị cáo để đưa ra mức án nghiêm minh, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa… Vụ án được kịp thời đưa ra xét xử cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người có ý định xâm phạm tài sản của nhà nước và thực hiện hành vi tham nhũng” - Thẩm phán Trương Việt Toàn, cho biết sau khi phiên tòa xét xử vụ án kinh tế - tham nhũng xảy ra tại PVN và PVC kết thúc. 

Nhiều bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ

Ngày 22/1, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm vụ kinh tế - tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Trước khi tuyên án, thay mặt Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP Hà Nội, thẩm phán Chủ tọa Nguyễn Ngọc Huân và Thẩm phán Trương Việt Toàn điểm lại những diễn biến chính trong quá trình xét hỏi, đồng thời khẳng định quá trình điều tra và xét hỏi, tranh luận công khai tại tòa đã đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của các bị cáo.

Theo HĐXX, bị cáo Thăng cơ bản nhận hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự… nên HĐXX thấy có thể xem xét giảm nhẹ.

Cũng theo HĐXX, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có vai trò chính trong việc cố ý làm trái tại dự án Thái Bình 2 và rút tiền từ dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. Bị cáo đáp ứng điều kiện bị tuyên mức án tử hình nhưng do bị cáo đã khắc phục một phần hậu quả, gia đình có công với cách mạng… nên HĐXX cũng thấy không cần thiết phải loại bỏ bị cáo khỏi đời sống xã hội.

Các bị cáo khác phạm tội cố ý làm trái đã thực hiện hành vi phạm tội dưới sự thúc ép của cấp trên, không hưởng lợi, thừa nhận trách nhiệm của mình… nên được xem xét giảm nhẹ. Bên cạnh đó, các bị cáo khác phạm tội tham ô cũng cơ bản khắc phục hậu quả, tích cực khai báo… nên cũng sẽ được xem xét giảm nhẹ.

Còn tổn thất chưa tính toán được

Theo bản án sơ thẩm, một số luật sư và bị cáo cho rằng việc giám định thiệt hại hơn 119 tỷ đồng không khách quan, không đúng. Về việc này, HĐXX cho rằng, vụ án cố ý làm trái và tham ô tài sản là vụ án kinh tế - tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận hết sức quan tâm. Các bị cáo đều là lãnh đạo tập đoàn lớn, được nhân dân giao cho khai thác dầu khí là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, thực hiện một số dự án lớn. Tuy nhiên, vì các động cơ khác nhau, các bị cáo mà đứng đầu là ông Đinh La Thăng đã vi phạm quy định, thực hiện chỉ định thầu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Số tiền thiệt hại hơn 119 tỷ đồng và hơn 13 tỷ đồng bị tham ô chưa nói hết được hậu quả trong vụ án.

Đơn cử như, hàng loạt cán bộ, chuyên gia trên các lĩnh vực dầu khí, xây dựng, tài chính của PVN được đào tạo bài bản, có quá trình cống hiến đã vi phạm pháp luật, lâm vòng lao lý, đây là tổn thất đặc biệt lớn. Mặt khác, do PVC không có năng lực thi công nên Dự án Thái Bình 2 đã chậm 18 tháng so với tiến độ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khiến đội vốn công trình, lãi phát sinh với các khoản vay trong và ngoài nước… Bên cạnh đó, nhiều máy móc, thiết bị "đắp chiếu” đã hết thời hạn bảo hành khi nhà máy chưa đi vào hoạt động. Những tổn thất này chưa thể thống kê hết trong giai đoạn điều tra và sẽ tiếp tục bộc lộ sau khi xét xử” – HĐXX đánh giá.

Chưa thu hồi được 1.115 tỷ đồng sai phạm

Cũng theo HĐXX, PVC có báo cáo cho thấy tình hình thu hồi tiền tạm ứng (hơn 6,6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng) từ dự án Thái Bình 2 đến tháng 1/2018 đạt 1.240 tỷ đồng. Nguồn tiền thu hồi lấy từ nguồn tăng vốn điều lệ để bù đắp cho dự án (317 tỷ đồng); thu hồi từ thoái vốn tại các dự án khác (514 tỷ đồng); chi phí quản lý của PVC phục vụ dự án Thái Bình 2 (408 tỷ đồng). Như vậy, PVC đã dùng các nguồn tiền khác để bù đắp vào khoản chi trái phép từ tiền tạm ứng của dự án Thái Bình 2 của PVN, còn khoản tiền chi trái mục đích hiện chưa thu hồi được. Vì vậy, HĐXX kiến nghị CQĐT làm rõ việc sử dụng khoản 1.115 tỷ đồng tiền tạm ứng từ dự án Thái Bình 2 để xử lý theo quy định.


Ngoài ra, mặc dù không đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm chuyên môn thi công các dự án lớn nhưng ngoài việc được chỉ định làm tổng thầu dự án Thái Bình 2, PVC còn được chỉ định thầu xây dựng một số dự án lớn khác như Ethanol Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ… Đến nay, Chính phủ đã xác định các dự án này thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Do đó, tòa án kiến nghị CQĐT làm rõ việc thất thoát này để xử lý.

Đối với việc phê duyệt dự án Thái Bình 2, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án và các dấu hiệu sai phạm khác tại PVN và PVC, tòa án kiến nghị Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý.

Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường 60 tỷ đồng

Vì các lẽ trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân về tội Tham ô tài sản…”; bị cáo Vũ Đức Thuận – nguyên TGĐ PVC nhận 22 năm tù về các tội "Cố ý làm trái và Tham ô tài sản”.

Tiếp đến, 3 thành viên thuộc Ban giám đốc PVN cùng nhận mức án 9 năm tù về tội "Cố ý làm trái” gồm Phùng Đình Thực – nguyên TGĐ, Nguyễn Xuân Sơn (án sơ thẩm tử hình trong vụ OceanBank) và Nguyễn Quốc Khánh – cùng nguyên Phó TGĐ. Các bị cáo khác lần lượt nhận mức án từ 30 tháng tù treo tới 16 năm tù giam.

Ngoài án phạt tù, về trách nhiệm dân sự, tòa sơ thẩm quyết định các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh có vai trò ngang nhau và phải bồi thường 60 tỷ đồng trong số hơn 119 tỷ đồng thiệt hại; mỗi bị cáo bồi thường 30 tỷ đồng. Các bị cáo khác cùng phạm tội "Cố ý làm trái…” chịu trách nhiệm bồi thường từ 2,3 – 7,5 tỷ đồng.

Về thiệt hại hơn 13 tỷ đồng các bị cáo tham ô của PVC, HĐXX cho rằng đã có hơn 1 tỷ đồng được nộp thuế nên đề nghị Chi cục thuế tỉnh Quảng Bình trả lại cho PVC, các bị cáo phải bồi thường số còn lại hơn 11 tỷ đồng.

Trong đó, Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường riêng 4 tỷ đồng đã rút ra tiêu Tết; liên đới chịu trách nhiệm về 1,5 tỷ đồng (gia đình ông Thanh đã nộp 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả); các bị cáo khác bồi thường số còn lại. Tòa án cũng yêu cầu tiếp tục kê biên các tài sản của Trịnh Xuân Thanh để đảm bảo thi hành án.

Như vậy, PVC đã dùng các nguồn tiền khác để bù đắp vào khoản chi trái phép từ tiền tạm ứng của dự án Thái Bình 2 của PVN, còn khoản tiền chi trái mục đích hiện chưa thu hồi được. Vì vậy, HĐXX kiến nghị CQĐT làm rõ việc sử dụng khoản 1.115 tỷ đồng tiền tạm ứng từ dự án Thái Bình 2 để xử lý theo quy định.

(Theo TP)

Các tin khác
Các bị cáo tại tòa.

Sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù và thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nghe tòa tuyên án.

Sáng 22/1, Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với các bị cáo trong Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và các đồng phạm bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại PVC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Hôm nay (19/1), Phó Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TAND TP.HCM)  Huỳnh Anh Kiệt đã có quyết định đưa vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP.HCM) và Võ Anh Tuấn (SN 1972, nguyên cán bộ văn phòng VietinBank Chi nhánh TP.HCM) 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' ra xét xử sơ thẩm.

Ông Ngô Văn Tuấn.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định 80/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2016-2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục