"Lưới trời" tóm gọn sát nhân
- Cập nhật: Thứ ba, 30/1/2018 | 8:17:26 AM
YBĐT - Mặc dù đã lẩn trốn hơn 10 năm nhưng cuối cùng Trần Văn Cường sinh năm 1979, có đăng ký hộ khẩu ở khu 5, thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn đã phải trả giá cho hành vi giết người dã man của mình.
Trần Văn Cường cùng Nguyễn Thanh Bình, Đồng Văn Đại và Nguyễn Trung Tiến là những người làm thuê trông lâm sản ở khu vực khe núi Pàng Đu. Ngày 5/7/2007, khi đến lán trông coi gỗ, phát hiện một số tài sản bị mất, nghi ngờ anh Đinh Văn Kiên lấy, nhóm của Cường đã bàn nhau đi tìm anh Kiên để đánh và đòi lại đồ bị mất. Chiều ngày 9/7/2007, Cường và Tiến mỗi người mang theo một thanh kiếm cùng Đại, Bình đi tìm anh Kiên. Khi đến thôn Tà Đằng, xã Tà Xi Láng cả nhóm Cường gặp và tra hỏi anh Kiên: "Có lấy trộm tài sản không?”.
Xét hành vi phạm tội của bị cáo Trần Văn Cường là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây tổn hại sức khỏe của anh Đinh Văn Kiên, tước đoạt trái phép tính mạng của anh Hờ A Da mà còn gây mất an ninh trật tự tại địa phương; gây đau thương, mất mát cho gia đình bị hại nên để cải tạo bị cáo trở thành người hữu ích cần phải có hình phạt thật nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội thì mới có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.
Trần Ngọc
Các tin khác
Trịnh Xuân Thanh là người quyết định và chỉ đạo cho chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land tại Cty Xuyên Thái Bình Dương thấp hơn giá trị thực.
Ngày 26-1, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 7 bị can gồm: Lê Xuân Giang – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên Kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt); Lê Văn Tú – Tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt; Nguyễn Thị Thủy – Phó Tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt; Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung và Nguyễn Xuân Trường đều là thành viên nhóm phát triển thị trường Công ty Liên kết Việt. Cả 7 bị can bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ngày 26/1, tiếp tục phần tranh luận phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2, đại diện 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng loạt phản bác quan điểm và yêu cầu của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa và Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB) trong việc buộc 3 ngân hàng nói trên phải liên đới bồi thường 6.126 tỷ đồng thiệt hại cho VNCB.
Ngày 26/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tiếp tục với phần tranh luận.