Vụ PVP Land: 6/8 bị cáo làm đơn kháng cáo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/3/2018 | 2:51:01 PM

Kể từ ngày TAND thành phố Hà Nội tuyên án vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), đến nay đã có 6 trên tổng số 8 bị cáo trong vụ án này đã làm đơn kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Dẫn thông tin từ TAND TP Hà Nội, báo CAND cho biết: Kể từ ngày cơ quan này tuyên án vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), đến nay đã có 6 trên tổng số 8 bị cáo trong vụ án này đã làm đơn kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Trong đó, 5 bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường mà bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 5/2/2018 đã tuyên đối với các bị cáo.

Duy nhất bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam -PVC) kháng cáo kêu oan.

Bị cáo Thanh cho rằng, mình không tham ô tài sản và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ kết luận của bản án sơ thẩm cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự cho bị cáo. Tại bản án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội tham ô tài sản.

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và giảm nhẹ mức hình phạt đối với bị cáo. Bị cáo Thắng cho rằng, tội danh và mức án 9 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên với mình là quá nặng.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa, cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án liên quan đến mình cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Bị cáo Thoa cho rằng, việc Tòa án cấp sơ thẩm kết luận bị cáo phạm tội tham ô tài sản và tuyên phạt 6 năm tù là không đúng, bởi bị cáo không được hưởng lợi gì trong vụ án này.

Bị cáo Thái Kiều Hương, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vietsan kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hồ sơ vụ án và xem xét lại trách nhiệm của bị cáo trong việc chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho bị cáo Thắng và 14 tỷ đồng cho bị cáo Thanh (thông qua Thắng). Bị cáo Hương cho rằng, trong sự việc này, mình không được hưởng lợi và tại thời điểm chuyển tiền, bị cáo cũng không biết đây là nguồn tiền bất hợp pháp.

"Mức án 10 năm tù về tội tham ô tài sản mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo là quá cao, bởi trong quá trình điều tra và xét xử, bị cáo luôn thành khẩn và hợp tác với cơ quan điều tra và Tòa án. Vì thế bị cáo nên mong muốn được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại mức án cho bị cáo và đưa ra kết luận hợp lý để bị cáo sớm được cải tạo, đoàn tụ với gia đình và trở về với xã hội”, bị cáo Hương nêu trong đơn kháng cáo.

Bị cáo Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (trú tại phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) làm nghề kinh doanh cũng bị Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt 10 năm tù như bị cáo Hương. Bị cáo Duy cho rằng mức án này là quá cao và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vai trò, vị trí của bị cáo trong vụ án này, đồng thời xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Đào Duy Phong, cựu Chủ tịch HĐQT PVP Land đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại mức án 16 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt đối với mình. Bị cáo Phong cho rằng, mức án này là quá nặng và chưa thỏa đáng. Trong đơn kháng cáo, bị cáo Phong cũng đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do gia đình đã nộp quá số tiền mà bị cáo đã nhận trong vụ án này. Bà Nguyễn Thúy Hoa (vợ bị cáo Phong) cũng làm đơn kháng cáo đề nghị được trả lại số tiền 2 tỷ đồng mà bà Hoa đã nộp thừa để khắc phục hậu quả cho chồng trong vụ án.

Trong vụ án này, bà Hoa tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tính đến thời điểm này, bà Hoa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan duy nhất trong vụ án đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo bà Hoa, gia đình bà không có nghĩa vụ phải đòi khoản tiền 2 tỷ đồng này từ bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh như nội dung bản án sơ thẩm đã tuyên và cũng không có căn cứ nào để đòi tiền bị cáo Sinh do đây không phải là giao dịch vay-nợ.

Đến thời điểm này, TAND TP Hà Nội vẫn chưa nhận được đơn kháng cáo của 2 bị cáo còn lại trong vụ án là: Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng Giám đốc PVP Land và bị cáo Lê Hòa Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân.

Trong bản án sơ thẩm tuyên ngày 5/2/2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Sinh 13 năm tù và bị cáo Bình 8 năm tù về tội tham ô tài sản (quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999).
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội để điều tra liên quan vụ Tập đoàn Thuận An.

Bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5.3.

Liên quan đến những thông tin lan truyền đi tìm "kho báu Trương Mỹ Lan" trên mạng xã hội, ngày 20.4, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan cho hay, vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục