Ông Đinh La Thăng: "Ai ký ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm"

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/3/2018 | 6:12:53 PM

Theo ông Đinh La Thăng, PVN đã tìm được đối tác mua lại phần vốn góp của PVN tại OceanBank nhưng sau đó Chính phủ lại có văn bản yêu cầu ngừng thoái vốn.

Ông Đinh La Thăng trả lời thẩm vấn của luật sư.
Ông Đinh La Thăng trả lời thẩm vấn của luật sư.

Chiều 21-3, ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục trả lời thẩm vấn của Tòa án nhân dân TP Hà Nội liên quan trách nhiệm ông bị cáo buộc cố ý làm trái trong vụ PVN thiệt hại 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương - OceanBank.

Trả lời hội đồng xét xử, ông Đinh La Thăng khẳng định việc PVN mất vốn là thuộc trách nhiệm của người ký văn bản không cho thoái vốn.

Có lộ trình nhưng không thoái vốn được

Theo lời khai của của các bị cáo và nhân chứng tại phiên tòa, việc PVN đầu tư vào OceanBank và rút vốn ra đã được thực hiện theo đúng lộ trình thoái vốn. Tuy nhiên việc thoái vốn này đã không thực hiện được.

Cụ thể, trong lời khai trước tòa ngày hôm nay và những ngày trước, người làm chứng và bị cáo đều khẳng định việc đầu tư vào OceanBank là không sai và trong suốt 3 lần góp vốn không có bất kể một cảnh báo nào về sai phạm.

Thực tế, việc góp vốn này đã giúp PVN được chia cổ tức. Tại tòa, đại diện PVN cũng cho biết việc góp vốn vào OceanBank cũng không nhận được cảnh báo nào là vi phạm pháp luật.

Đồng thời, PVN dù được xác định là nguyên đơn dân sự cũng không yêu cầu cụ thể việc bồi thường thế nào.

Tại phiên tòa hôm nay, các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục thẩm vấn và đưa ra các nội dung cụ thể về quá trình thoái vốn của PVN.

Nhân chứng Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank xác nhận ngày 22-4-2014, một công ty cổ phần có văn bản số 39 chào mua 15% cổ phần của PVN. Ngay sau đó ông Thắm ký văn bản gửi PVN và Công ty chứng khoán Dầu khí đề nghị thực hiện điều chỉnh phần vốn góp.

Tiếp đó, ngày 7-5-2014, PVN đã gửi văn bản cho Chính phủ để báo cáo về việc chuyển nhượng vốn của PVN sang cho tổ chức khác để PVN thực hiện việc ngừng góp vốn vào OceanBank.

Ngày 12-6-2014 Văn phòng Chính phủ có công văn số 4327 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng cho phép PVN thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần nhưng dưới hình thức đấu giá. Nếu đấu giá không thành thì chuyển Ngân hàng Nhà nước đại diện nguồn vốn và báo cáo cho Thủ tướng biết.

Tuy nhiên, sau đó đúng 2 tuần, ngày 26-5-2014, Văn phòng Chính phủ lại có công văn theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng chỉ đạo PVN ngừng thoái vốn và giao cho Ngân hàng Nhà nước giải quyết.

Đến ngày 6-5-2015, Thống đốc NHNN ban hành quyết định mua bắt buộc 100% cổ phần của OceanBank với giá 0 đồng/cổ phần.

"Ai ký văn bản ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm"

Ông Đinh La Thăng đã trả lời như vậy khi được hỏi về trách nhiệm đối với 800 tỉ đồng góp vốn của PVN được xác định bị thiệt hại.

Theo trình bày của ông Thăng, lộ trình thoái vốn của PVN tại OceanBank đã được ông Phùng Đình Thực báo cáo cụ thể. Lộ trình này đã được xây dựng từ năm 2012 và đến tháng 1-2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép lộ trình thoái vốn từ 2013 đến 2015.

"Các văn bản nêu trên cho thấy việc thoái vốn đã có chỉ đạo từ tháng 3-2011. Sau đó Chính phủ không đồng ý thoái vốn thì trách nhiệm thuộc người ký văn bản không cho phép thoái vốn của PVN. Bởi vậy việc mất vốn này không thuộc trách nhiệm PVN" - ông Thăng nói.

Ông Thăng lập luận rằng vì PVN đã tìm được đối tác, đã có văn bản trình để báo cáo, OceanBank đã trình kế hoạch của đơn vị xin mua với giá tối thiểu là bằng giá nhưng lại không được thoái vốn.

"Vì xuất phát từ ngân hàng nhà nước đề nghị giữ lại sau đó Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngừng lại. Nhưng sau đó chính Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định mua 0 đồng. Điều này không đúng pháp luật và hoàn toàn gây thiệt cho cổ đông trong đó có PVN là 20%".

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chiều nay có mặt tại phiên tòa khi được hỏi lý do không cho PVN thoái vốn đã đề nghị được trả lời sau.
 
(Theo TTO)

Các tin khác
Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Sáng 28/3, tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái (TPYB) tổ chức Phiên tòa lưu động xét xử 5 vụ án hình sự liên quan đến các tội danh: buôn bán, tàng trữ ma túy; sản xuất, buôn bán hàng cấm và vô ý làm chết người…

Bị can Phạm Hoàng Anh.

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu.

Ông Lê Viết Chữ tại cơ quan điều tra

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng rời phiên tòa sau khi nghe bản án sơ thẩm.

Tòa ghi nhận toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 bị hại đã được Tân Hoàng Minh nộp khắc phục đầy đủ nên cho ông Dũng và 14 bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục