Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 20 năm tù về tội Cố ý làm trái

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/7/2018 | 1:51:22 PM

Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB bị đề nghị 20 năm tù, tổng hợp với bản án cũ là 30 năm tù.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Sáng 30/7, tại thành phố Hồ Chí Minh, phiên toà sơ thẩm xét bị cáo Phạm Công Danh cùng 45 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" chuyển sang phần tranh luận.

Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.

Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch  Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh, bị đề nghị 20 năm tù. Tổng hợp với bản án 30 năm ở giai đoạn một của vụ án (thiệt hại 9.000 tỷ đồng), ông Phạm Công Danh phải chấp hành 30 năm (mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn).

Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng xây dựng, bị đề nghị 12-14 năm tù, tổng hợp bản án phúc thẩm là 30 năm tù. Mai Hữu Khương, nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn bị đề nghị 10-12 năm tù. Tổng hợp bản án cũ, Mai phải chấp hành 30 năm tù.

Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang, bị đề nghị 2-3 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 21-22 năm.

Nguyễn Quốc Viễn, Trưởng ban kiểm soát VNCB, bị đề nghị 5-6 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 14-15 năm. Phan Minh Tùng, Kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh bị đề nghị 4-5 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 11-12 năm. 

Các bị cáo còn lại nguyên là Giám đốc các công ty "ma", Giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng... bị đề nghị từ 2 năm tù treo đến 7 năm tù giam cùng về tội danh trên.

Trong phần thẩm vấn trước đó, các bị cáo giữ nguyên lời khai, mong nhận sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng hành vi của các bị cáo gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, khó có thể thu hồi, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ trong nước. Do đó cần phải xử lý nghiêm nhằm răn đe và phòng ngừa tội phạm, củng cố lòng tin của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của ngân hàng.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Lực lượng chức năng có mặt trước nhà ông Lê Tiến Phương.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 trường hợp, trong đó có ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân bị sập bẫy.

Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục