Xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2018 | 2:01:35 PM

Ngày 12/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB) nay là Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam (CB).

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 12/12.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 12/12.

Phiên tòa phúc thẩm sẽ xem xét kháng cáo của các bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB), Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) và 12 bị cáo khác.

Ngoài ra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm Ngân hàng CB, Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng kháng cáo về những khoản tiền mà cấp sơ thẩm đề nghị thu hồi.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị về nội dung thu hồi 4.500 tỷ đồng từ Ngân hàng CB để trả lại và khấu trừ hậu quả cho bị cáo Phạm Công Danh; kháng nghị không áp dụng án treo đối với bốn bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh.

Trước đó, qua gần hai tuần xét xử sơ thẩm, ngày 6/8, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” tổng hợp hình phạt với bản án đã tuyên ở giai đoạn 1 của vụ án là 30 năm tù.

45 bị cáo còn lại nhận mức án từ thấp nhất là hai năm tù treo đến cao nhất là 30 năm tù giam, trong đó có bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) bị tuyên phạt 4 năm tù, Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) 3 năm tù. Sau bản án sơ thẩm, Trầm Bê và Phan Huy Khang không kháng cáo.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn tuyên thu hồi nhiều khoản tiền để đảm bảo nghĩa vụ dân sự và khắc phục hậu quả vụ án, trong đó có một số nội dung đáng chú ý là tuyên Ngân hàng CB trả lại cho bị cáo Phạm Công Danh 4.500 tỷ đồng; tuyên thu hồi từ Hứa Thị Phấn 600 tỷ đồng; từ ông Trần Quý Thanh hơn 194 tỷ đồng; từ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Hải Tiến hơn 300 tỷ đồng; từ Ngân hàng BIDV hơn 1.500 tỷ đồng; từ Ngân hàng Agribank hơn 30 tỷ đồng; từ Ngân hàng Bản Việt hơn 300 triệu đồng; từ Ngân hàng Ocenbank hơn 1,9 tỷ đồng và nhiều nguồn khác. 

Dự kiến, phiên tòa xét xử đến ngày 25/12.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân bị sập bẫy.

Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục