Yên Bái: Giải pháp ngăn chặn xuất cảnh trái phép

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/8/2020 | 2:00:18 PM

YênBái - Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Yên Bái phát hiện 1.080 vụ/1.743 đối tượng xuất cảnh trái phép (XCTP), tập trung nhiều ở các huyện: Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trạm Tấu.

Cán bộ Sở Tư pháp trao đổi, tìm hiểu Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Cán bộ Sở Tư pháp trao đổi, tìm hiểu Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Cụ thể trong đó: xuất cảnh đi Trung Quốc 1.716 người, Lào 18 người, Campuchia 9 người. Số người XCTP tập trung nhiều ở các huyện: Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trạm Tấu.

Qua thực tế tìm hiểu, người XCTP phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó: dân tộc Mông 640 người, dân tộc Dao 300 người, dân tộc Thái 249 người. Mục đích chủ yếu là đi làm thuê, số còn lại là buôn bán, lấy chồng, thăm thân... 

Do trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên khi ra nước ngoài, họ đều không biết tiếng, không có giấy tờ hợp pháp, quyền lợi không được đảm bảo, phải sống trong tình trạng lo lắng, làm công việc vất vả. Nhiều trường hợp còn bị quỵt tiền công hoặc trả không đúng với thỏa thuận ban đầu, khi bị tai nạn hoặc tử vong đều gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo hộ quyền lợi. 

Do đó, nhiều trường hợp XCTP trở về địa phương không có cuộc sống như mong đợi. Một số trường hợp bị bóc lột cả về thể xác và tinh thần, trở thành nạn nhân của các vụ mua bán người. Chị Nguyễn Thị Đ. ở Văn Yên là một trong những trường hợp như vậy. 

Đầu tháng 12/2012, Đ. bị bạn bè rủ rê sang Trung Quốc chơi nhưng không ngờ bị bán vào ổ mại dâm, hàng đêm phải tiếp nhiều lượt khách. Tuy lương được hứa trả cao nhưng cả năm, chủ vẫn không trả. Đầu tháng 12/2013, khi có cơ hội, Đ. đã trốn ra ngoài và báo với công an sở tại tìm đường về Việt Nam.

Từ thực tế trên, năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07 về tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng XCTP; trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố nhằm giải quyết, ngăn chặn kịp thời tình trạng người dân địa phương XCTP. Nỗ lực đã cho những kết quả ban đầu. 

Năm 2019, tỷ lệ người địa phương XCTP đã giảm 18,1% (185/233 trường hợp) so với năm 2018. 6 tháng đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Công an tỉnh đã tập trung chỉ đạo tổ chức rà soát, theo dõi sát sao số công dân địa phương từ nước ngoài trở về theo thông báo của công an biên giới và phát hiện 50 vụ/85 đối tượng XCTP (giảm 31,5% so với cùng kỳ năm 2019). 

Tuy số vụ và số người XCTP đã giảm nhưng vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và tạo ra hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do đó, với mục tiêu từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng XCTP, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa. 

Cùng với việc tích cực tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi nhận thức, hành động, hiểu rõ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, các ngành chức năng cần chú trọng triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; ưu tiên giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người dân địa phương có điều kiện làm việc trên chính mảnh đất quê hương. 

Công an các huyện, thị, thành phố tăng cường nắm bắt địa bàn, quản lý chặt chẽ hộ tịch, hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", vận động nhân dân tố giác các trường hợp, tổ chức, môi giới, dẫn dắt đưa người XCTP ra nước ngoài; tích cực đấu tranh làm rõ các hành vi lôi kéo người XCTP. 

Các đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hơn nữa đối với số nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài trở về địa phương để họ yên tâm, nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng. Các cơ quan thực thi pháp luật, thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng trong các vụ án tổ chức, môi giới, dụ dỗ, lôi kéo người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài. 

Đồng thời, đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử công khai, lưu động tại các địa bàn có đông người XCTP ra nước ngoài để người dân lấy đó làm bài học kinh nghiệm.

Hồng Oanh

Tags Yên Bái giải pháp ngăn chặn xuất cảnh trái phép

Các tin khác
Lực lượng chức năng có mặt trước nhà ông Lê Tiến Phương.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 trường hợp, trong đó có ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân bị sập bẫy.

Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục