Thu giữ hơn 60.000 viên thuốc điều trị COVID-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/9/2021 | 10:16:27 AM

Theo Tổng cục Hải quan, hơn 60.000 viên thuốc được dùng trong điều trị COVID-19 ngụy trang dưới vỏ bọc thực phẩm vừa được lực lượng hải quan phát hiện, thu giữ.

Các cán bộ chống buôn lậu của hải quan và tang vật vi phạm bị thu giữ
Các cán bộ chống buôn lậu của hải quan và tang vật vi phạm bị thu giữ

Cụ thể, tại một kho hàng ở thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan TPHCM, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội), Cục Cảnh sát kinh tế (C03, Bộ Công an) kiểm tra đồng loạt 15 kiện hàng có dấu hiệu vi phạm.

Hàng hóa vi phạm được nhập khẩu từ Ấn Độ về sân bay quốc tế Nội Bài và ngụy trang dưới hình thức quà biếu, quà tặng được gửi theo loại hình chuyển phát nhanh.

Theo Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, 15 kiện hàng vi phạm được gửi cho người nhận là nhiều cá nhân khác nhau ở Hà Nội và Cao Bằng nhưng cùng số điện thoại, đặt ra nghi vấn về toàn bộ số hàng vi phạm có thể cùng một chủ.

Trên vận đơn, hàng hóa được thể hiện là thực phẩm nhưng thực tế kiểm tra, lực lượng hải quan thu giữ hơn 60.000 viên thuốc được dùng trong điều trị COVID-19 như: Favipiravir Tablets 200 mg, Fabiflu 400 mg, Baricitinib, Molnupiravir Capsules…

Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu-Tổng cục Hải quan) Nguyễn Phương Mai cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp, cơ quan chống buôn lậu của hải quan đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ và kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ nhập lậu tân dược và thiết bị y tế.

"Qua các vụ việc vừa phát hiện cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng loại hình quà biếu, quà tặng qua đường bưu chính quốc tế, chia nhỏ lô hàng, khai báo hàng hóa trị giá thấp, khai sai tên hàng để trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng. Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc đang tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định”, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc cho hay.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Từ lời trình báo của nữ kế toán bị chiếm đoạt hơn 19,9 tỷ đồng, vào cuộc điều tra, cơ quan Công an phát hiện đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chuyên hoạt động lừa đảo, rửa tiền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục