Nhiều ngân hàng lại bị giả mạo tin nhắn thương hiệu

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2022 | 7:45:38 AM

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra cảnh báo nhận dạng để người dùng cảnh giác với loạt tin nhắn giả mạo tên định danh (brand name) của các ngân hàng được các đối tượng sử dụng để trục lợi, lừa chiếm đoạt tài sản người dân.

VNCERT/CC khuyến cáo người dùng các dịch vụ ngân hàng cần lưu ý, website chính thức của các tổ chức ngân hàng thường sử dụng giao thức "https" và tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".

Theo đó, những website giả mạo trang thông tin điện tử của ngân hàng được các đối tượng lừa đảo "dụ" người dùng truy cập, có tên miền như online.acbvnx.com, online.acbonliine.com, acb.vn-ul.top, scb.vn-kr.xyz, scb.vn-scb.xyz, scb.vn-scb.top, scb.vn-eg.xyz, scb.vn-zt.xyz, scb.vn-co.top, scb.vn-cb.xyz, scb.vn-vp.xyz, scb.vn-zl.xyz, techcombank.vn-lt.xyz, vpbank.vn-sc.top, vpbank.vn-ic.top, vpbank.vn-ty.top, vpbank.vn-ty.info...

Các tin nhắn giả mạo tin nhắn định danh của ngân hàng thường được đối tượng lừa đảo gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền... với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/OTP để làm theo hướng dẫn. Thực tế, đã có không ít người dùng do thiếu cảnh giác đã thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng xấu và bị "sập bẫy" lừa đảo.

Vì vậy, VNCERT/CC khuyến cáo người dùng khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Người dùng các dịch vụ ngân hàng cũng cần lưu ý rằng website chính thức của các tổ chức ngân hàng thường sử dụng giao thức "https" và tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".

Trường hợp nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi), phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý hành vi sai phạm của các đối tượng theo quy định pháp luật.

Trước đó, VNCERT/CC đã phát đi thông báo cho biết, qua giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, đơn vị đã ghi nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu của các ngân hàng như TPBank, Techcombank, ACB, SCB..., với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các đối tượng vừa bị Công an tỉnh Tuyên Quang bắt giữ

Công an tỉnh Tuyên Quang vừa triệt phá đại lý mua bán điểm Rik thuộc đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cầm đầu.

Các đối tượng tại cơ quan Công an

Quá trình điều tra, lực lượng công an xác định đường dây cho vay lãi nặng tới 500%/năm, nhiều người dân bị chúng gây sức ép đòi nợ phải trốn khỏi địa phương.

Công an đọc lệnh khám xét nhà của Nguyễn Ngọc Hiệp - Ảnh: Công an cung cấp.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phối hợp Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an triệt phá nhóm sản xuất hộ chiếu, bằng lái xe, đăng ký xe, bằng đại học giả... rồi rao bán trên mạng.

H.N.M tại buổi làm việc với cơ quan điều tra, công an tỉnh Lâm Đồng (Ảnh công an tỉnh Lâm Đồng cung cấp).

Ngày 23/8, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 10 triệu đồng đối với H.N.M, chủ tài khoản TikTok “H.M” vì những phát ngôn mang tính vu khống, kỳ thị vùng miền, xúc phạm cộng đồng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục