Đường dây chuyên thực hiện cuộc gọi lừa đảo, giả mạo ngân hàng hoạt động thế nào?

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/9/2022 | 2:54:59 PM

Liên quan đường dây giả mạo ngân hàng, thực hiện cuộc gọi lừa đảo 600 người ở TP.HCM vừa bị Công an TP.HCM triệt phá, mỗi ngày nhóm của Nguyễn Hoàng Thạch gọi điện từ 50 - 70 người dân trong danh sách có sẵn và có 2 người trong số đó sập bẫy.

Xuyên đêm khám xét nơi ở, kho hàng của Thạch
Xuyên đêm khám xét nơi ở, kho hàng của Thạch

Ngày 28/9, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết phối hợp Công an Q.Tân Phú khám xét nhiều nơi ở Q.Tân Phú và Q.Bình Tân là trụ sở, nhà kho và nơi ở của Nguyễn Hoàng Thạch (nghi can cầm đầu đường dây mạo danh nhân viên ngân hàng, thực hiện các cuộc gọi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của 600 người ở TP.HCM).

PC02 xác định Thạch thuê 2 căn nhà để làm kho chứa hàng và đặt máy móc thiết bị để nhân viên thực hiện các cuộc gọi lừa đảo.

Tại các điểm khám xét ở Q.Bình Tân và Q.Tân Phú, công an thu giữ nhiều bao tải chứa các gói hàng. Nghi can Thạch khai các gói hàng nói trên do giao dịch không thành công với khách nên được trả về lại kho.

Mỗi ngày gọi 50 - 70 người để lừa đảo

Cũng theo PC02, để đường dây hoạt động, Thạch thuê 82 nhân viên và đưa danh sách khách cho các nhân viên gọi điện xưng là nhân viên của ngân hàng chào mời vay từ 20 - 100 triệu đồng với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh, lãi suất 0%. Nếu khách hàng đồng ý vay phải đóng phí bảo hiểm tiền vay từ 1,7 - 3,9 triệu đồng tùy số tiền vay.

Khi khách hàng đồng ý vay, nhóm này lấy thông tin khách rồi chuyển lại cho Thạch để làm giả hồ sơ cho vay của ngân hàng.

Sau đó, nhóm Thạch thuê dịch vụ chuyển phát nhanh để giao hợp đồng giả kèm thẻ ngân hàng giả cho khách.

Nhóm này nhờ bưu cục thu hộ các khoản phí bảo hiểm tiền vay. Khi khách nhận được hồ sơ giả thì sẽ tin tưởng trả phí bảo hiểm tiền vay cho nhân viên bưu điện. Cuối cùng Thạch sẽ liên hệ nhân viên bưu điện lấy tiền mặt rồi chiếm đoạt.


Phát hiện nhiều thùng hàng tại kho hàng của Thạch

"Các nghi can trong đường dây do Thạch tuyển vào làm việc có độ tuổi từ 18 - 40. Hầu hết, các nghi can này có khu vực làm việc riêng được trang bị điện thoại bàn, tai nghe, máy tính… để làm theo kịch bản, kế hoạch Thạch đưa ra", trinh sát kể lại.

Các nghi phạm trong đường dây này khai nhận mỗi ngày thực hiện từ 50 - 70 cuộc gọi lừa đảo người dân trong danh sách được nghi can Thạch giao cho; trung bình mỗi ngày có 2 khách hàng sập bẫy. Ngoài tiền lương nhận của Thạch hằng tháng thì các nhân viên còn được thưởng theo doanh số từ 100.000 - 130.000 đồng/đơn hàng. Hiện CQĐT đang điều tra mở rộng đường dây chuyên thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh ngân hàng để cho vay lãi suất 0% để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên.

(Theo TNO)

Các tin khác
Lực lượng chức năng tỉnh nắm tình hình kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch 201/KH-BCĐ 389 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn nội địa.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang

Ngày 27-9, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Công an tỉnh Tiền Giang đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang.

Ngày 26-9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử nhóm đối tượng giả danh công an, cán bộ tòa án lừa đảo trên mạng, gồm: Phạm Hương Liên (sinh năm 2000, trú ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Phú Thọ), Dương Mai Nam (sinh năm 2001, ở thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, Phú Thọ), Mai Thị Hằng (sinh năm 1978, mẹ Nam), Mai Hương (sinh năm 1980, mẹ Liên) và Đỗ Thanh Tùng (sinh năm 1990, ở xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1991, ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), Nguyễn Tuấn Thành (sinh năm 2001, ở phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La).

Cán bộ Phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh hướng dẫn anh Lưu Đình Chiến (người vừa được giải cứu từ Campuchia) hoàn thành thủ tục nhập cảnh.

Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm 2021 đến nay, Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện 154 vụ/173 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, Campuchia, Myanma.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục