Vẫn còn 46 tỉnh để xảy ra sách nhiễu, 22 địa phương có cán bộ gợi ý "bôi trơn"

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/2/2023 | 5:57:02 AM

Thủ tướng băn khoăn về việc vẫn có 46 tỉnh để xảy ra tình trạng sách nhiễu, 22 địa phương có tình trạng cán bộ, công chức gợi ý nộp thêm tiền "bôi trơn"…

Thủ tướng họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Thủ tướng họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Chiều 3-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Theo các ý kiến đánh giá, việc cải cách hành chính đã đạt kết quả tích cực. Công tác cải cách, hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. 

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh, phục vụ tốt hơn. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.041 quy định kinh doanh tại 101 văn bản. 

Cải cách hành chính đã hiệu quả hơn, nhưng nhiều tỉnh còn sách nhiễu, bôi trơn

Cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Gần 4.400/6.502 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đạt trên 67%); hơn 164 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến. 

Cơ bản hoàn thành tích hợp, cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đề án 06 lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Chuyển đổi số quốc gia được triển khai một cách mạnh mẽ, thực chất. Hệ thống thông tin của Chính phủ đã xử lý gần 1.500 phiếu lấy ý kiến giúp thay thế hơn 524.000 hồ sơ, tài liệu giấy. 

Trục liên thông văn bản quốc gia có khoảng 18 triệu văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính đã tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Từ đó giúp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, tạo việc làm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… 

Tuy vậy, những tồn tại hạn chế như nhiều mục tiêu trong cải cách hành chính chưa đạt được, vẫn còn phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, còn tình trạng tham nhũng vặt. 

Tình trạng nợ văn bản, việc cải cách quy định, thủ tục trong kinh doanh tại một số bộ, ngành, địa phương chưa được thực hiện nghiêm. 

Đặc biệt, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp còn chưa cao, khi phải đi lại nhiều lần thực hiện dịch vụ công. 

Có 46/63 tỉnh vẫn còn để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà trong thực hiện thủ tục, dịch vụ công; 22/63 địa phương để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí - tiền "bôi trơn"…

Vẫn còn né tránh, sợ trách nhiệm

Chỉ ra nguyên nhân, Thủ tướng nói do nhận thức chưa đúng tầm về sự quan trọng cải cách hành chính. Có nơi người đứng đầu còn né tránh, sợ trách nhiệm, ảnh hưởng đến tiến độ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chặt chẽ...

Với yêu cầu tiếp tục cải cách hành chính, Thủ tướng yêu cầu phải bám sát các chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu. Trong đó, địa phương cần đẩy mạnh rà soát, ban hành nhiệm vụ, giải pháp để tạo đột phá, hoàn thành việc nợ đọng, cắt giảm, đơn giản hóa các chương trình, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi… 

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. 

Sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ, cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực hiện kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành.

Tháng 4-2023 ban hành nghị định về khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và chính sách liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh nhằm góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Khẩn trương xây dựng, trình ban hành nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, hoàn thành trong tháng 4-2023.

Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành trong quý 2-2023. 

(Theo TTO)

Các tin khác
Công an tạm giữ 3 nghi phạm trong băng nhóm (Ảnh: Công an cung cấp).

Một băng nhóm thực hiện hơn 40 vụ cướp tài sản người đi đường ở Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM vừa bị công an triệt phá.

Bị can Nguyễn Sơn Lộ.

Ngày 2/2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Sơn Lộ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển SENA trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Công an đọc quyết định khởi tố, bắt tạm giam với các bị can.

Bà Phạm Thị Kim Dung (nguyên Phó giám đốc CDC Hà Giang) và đồng phạm bị cáo buộc vi phạm đấu thầu trong quá trình mua kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á.

Các đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng ma túy.

Công an huyện Thọ Xuân vừa phối hợp với lực lượng nghiệp vụ bắt quả tang 8 đối tượng (gồm 4 nữ, 4 nam) đang tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục