Vì sao giáo dục pháp luật chưa đến với đồng bào vùng cao?

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp đối với cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Song công tác này đối với đồng bào ở các xã, các huyện vùng cao vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn.

Do chưa hiểu biết về pháp luật nên nhiều phụ nữ Mông kết hôn sớm làm cho tình trạng tảo hôn ở vùng cao trở nên phổ biến.
Do chưa hiểu biết về pháp luật nên nhiều phụ nữ Mông kết hôn sớm làm cho tình trạng tảo hôn ở vùng cao trở nên phổ biến.

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đến huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Nếu xét về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã có nhiều cố gắng trong tham mưu cho HĐND - UBND huyện tăng cường quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, như: giúp UBND huyện xây dựng các văn bản quy định, quyết định, kiểm tra và thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Nhưng nếu đánh giá về kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cơ sở thì còn nhiều vấn đề  cần tháo gỡ. Hiện, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu có 4 cán bộ nhưng khối lượng công việc thì không hề nhỏ, kinh phí hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền thiếu. Mặc dù huyện đã thành lập Hội đồng Phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gồm 12 ngành thành viên nhưng hoạt động vẫn còn khiêm tốn.

Ông Nguyễn Tiến Sự - Trưởng phòng Tư pháp, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật huyện Trạm Tấu cho biết: “Nếu muốn đưa các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở thì phải huy động đến lực lượng của các ngành, đoàn thể khác như: Phòng Văn hoá, Thông tin - Thể thao, Đoàn thanh niên, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Hội Phụ nữ huyện…

Năm 2008, Phòng Tư pháp đã xây dựng một đề án về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, năm 2009, đã xây dựng các chương trình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật khác để đưa về tuyên truyền, phổ biến tại cơ sở, nhưng các đề án chương trình này vẫn chỉ là văn bản, chưa triển khai thực hiện được ở cơ sở, tất cả là do thiếu kinh phí ”. Ngoài ra, còn hạn chế khác là phần lớn cán bộ tư pháp cấp cơ sở chưa được trang bị kiến thức về chuyên môn nên ngoài việc làm thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn họ chưa thể làm thêm được những việc khác.

Hiện nay, toàn huyện Trạm Tấu có 8/12 cán bộ tư pháp ở cấp xã, thị trấn chưa qua đào tạo chuyên ngành, trong đó xã Bản Mù đang khuyết vị trí cán bộ tư pháp xã. Khó khăn hơn nữa là địa bàn vùng cao địa hình phức tạp, xã này cách xã kia hàng chục ki-lô-mét, giao thông đi lại khó khăn; người dân sinh sống trên địa bàn gần như 100% là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp… nên vấn đề mang những nội dung kiến thức pháp luật đến tuyên truyền phổ biến với người dân tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa rất nan giải.

Do đó, việc thực hiện cũng như chấp hành luật pháp chưa được sâu rộng và chưa nghiêm túc, dẫn đến nhiều người bị mất quyền lợi như các trường hợp khi vợ chồng ly hôn, rất khó khăn cho việc phân chia tài sản, phân định quyền nuôi con, chỉ vì không có “Giấy đăng ký kết hôn”, nhiều phụ huynh gặp khó khăn khi làm thủ tục cho con đi học.

Cũng vì chưa có kiến thức về pháp luật mà nhiều công dân đã phạm pháp, nhất là tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất rừng, mua bán trái phép chất ma tuý, tàng trữ trái phép vũ khí tự chế. Câu chuyện đau lòng tại thôn Tấu Trên thuộc xã Trạm Tấu, do chưa hiểu biết về pháp luật mà Mùa A Sang sinh năm 1978, đã tàng trữ trái phép súng tự chế và sơ ý để súng nổ làm vợ là Sùng Thị Sớ chết ngay tại nhà; kết cục, Sang phải lĩnh án tù. Vụ án ông Thào Sông Dình, sinh năm 1948, trú tại bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải chỉ vì từ những mâu thuẫn nhỏ, ông đã xúi giục con trai giết chết 2 đứa cháu nội ruột của mình dẫn đến ông Dình phải lĩnh mức án chung thân.

Huyện Mù Cang Chải cũng có nhiều đặc điểm tương đồng với huyện Trạm Tấu về dân tộc, trình độ nhận thức, địa hình nên việc đưa pháp luật về cơ sở cũng gặp không ít khó khăn. Hiện nay ở Mù Cang Chải, vấn đề không đăng ký kết hôn, không khai sinh cho con hoặc thực hiện đăng ký muộn vẫn diễn ra khá phổ biến tại các thôn, bản thuộc các xã vùng xa, vùng sâu như: Chế Tạo, Lao Chải, Nậm Khắt, Nậm Có…

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải nói riêng và ở vùng cao nói chung rất cần được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành về nghiệp vụ, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động cho đồng bào vùng cao tại các thôn, bản. Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ tư pháp và quan tâm đến vấn đề kinh phí đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tư pháp ở cơ sở, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác

Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ tiêu cực tại PMU 18. Theo đó, bị can Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can Vũ Mạnh Tiên, nguyên Phó chánh văn phòng PMU 18; Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Phó phòng PID 6 thuộc PMU 18 và Bùi Thu Hạnh, em gái Bùi Tiến Dũng,

Ông Vũ Đình Thuần.

TAND Hà Nội đang thụ lý hồ sơ chuẩn bị xét xử vụ tiêu cực trong điều hành đề án 112 liên quan ông Vũ Đình Thuần (nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) cùng nhiều giám đốc và cán bộ nhà nước. 23 người bị cáo buộc gây thất thoát hơn 4,6 tỷ đồng.

YBĐT - Từ đầu năm 2009 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, chặt phá rừng làm nương trái phép.

Chiều 1-8, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt tù chung thân ba đối tượng mua bán trái phép 56 bánh hê-rô-in, gồm Hoàng Minh Tuấn (SN 1975, trú tại phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn), Nguyễn Tiến Thái (SN 1972, trú ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), Vũ Đức Vinh (SN 1961, trú tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục