Quyền và lực của các HLV Premier League

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2010 | 1:46:25 PM

Không giống như những nền bóng đá phát triển khác ở châu Âu, cách tổ chức và quản lý của các CLB Anh có rất nhiều nét đặc thù. Khác biệt lớn nhất nằm ở trong cách tổ chức huấn luyện.

Ở nhiều quốc gia khác, HLV chủ yếu hướng dẫn cầu thủ tập luyện cũng như lên các phương án chiến thuật cho trận đấu. Trong khi tại Anh, ngoài việc đảm nhiệm công việc huấn luyện, các HLV còn kèm thêm vai trò quản lý. Vì thế xứ sương mù gọi các HLV theo mô hình cổ điển là manager (nhà quản lý), còn các quốc gia khác chỉ đơn thuần là trainer (người huấn luyện).

Tuy nhiên, số lượng CLB Anh áp dụng mô hình manager cứ giảm dần sau khi Premiership ra đời. Hiện tại, cả nước Anh chỉ còn lại 2 CLB áp dụng mô hình manager truyền thống là M.U và Arsenal. Ở Old Trafford, Alex Ferguson toàn quyền quyết định về nhân sự. Ông được tự do lựa chọn các thành viên ban huấn luyện cũng như chính sách chuyển nhượng của đội bóng.

Tiếng nói của Fergie rất có trọng lượng với BLĐ, dù rằng ông chỉ là người làm thuê. Nhà cầm quân người Scotland ít khi hướng dẫn cầu thủ tập luyện. Phần việc đó thuộc về trợ lý Mike Phelan, còn Ferguson chỉ đứng ngoài quan sát và đánh giá.

Công việc của Wenger ở Arsenal cũng diễn ra tương tự. Ông được phép có mặt trong những buổi họp về định hướng phát triển của đội bóng. Tại Emirates, Giáo sư không chỉ toàn quyền quyết định về vấn đề chuyển nhượng, ông còn chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hệ thống săn tìm cầu thủ trải dài toàn thế giới.

Ngoài Wenger và Ferguson, các HLV còn lại ở Premiership đều chủ yếu đảm nhiệm công việc huấn luyện đơn thuần. Tại Chelsea, tiếng nói của Ancelotti gần như không có trọng lượng với BLĐ. Ông không được phép chọn trợ lý cũng như quyết định CLB sẽ ký hợp đồng với cầu thủ nào. Roberto Mancini cũng ở trong hoàn cảnh tương tự.

HLV của Man City ít khi tiếp xúc với chủ tịch mà chủ yếu làm việc với 2 thành viên ban giám đốc là Brian Marwood và Garry Cook. Tại City of Manchester, phần việc của Mancini là hướng dẫn cầu thủ tập luyện và lên phương án chiến thuật mỗi khi CLB thi đấu.

Cựu HLV Inter không đứng ngoài lĩnh vực chuyển nhượng, nhưng ý kiến của ông phải thông qua một hội đồng gồm 5 người. Những HLV người Anh như Harry Redknapp, Roy Hodgson có môi trường làm việc ít gò bó hơn. Họ ít nhiều có tiếng nói về vấn đề nhân sự đội bóng nhưng quyền quyết định thuộc về GĐTT. Riêng HLV David Moyes ở Everton được toàn quyền trên khá nhiều lĩnh vực nhưng ông vẫn chỉ thuộc diện “bán” manager.

Lý do số manager ngày một giảm là bởi ít người có thể làm tốt khi ôm đồm quá nhiều việc. Vì thế các CLB Anh bắt đầu chuyên môn hóa từng lĩnh vực riêng biệt để bộ máy vận hành hiệu quả hơn. Nói cách khác quyền lực mà HLV được giao phải đi đôi với năng lực huấn luyện và quản lý cũng như đặc thù của mỗi CLB.

(Theo TPO)

Các tin khác
Thanh Hằng đạt thành tích rất tốt ở nội dung này.

Với thành tích 4 phút 08 giây 58, Trương Thanh Hằng đã giành HCB ở nội dung 1.500m nữ, một tấm huy chương Bạc quý hơn Vàng!

C.Ronaldo dẫn bóng qua hàng phòng thủ củaAjax Amsterdam.

Rạng sáng 24-11, đã diễn ra các trận đấu lượt thứ 5 Champions League bảng E, F, G, H. Sau đây là kết quả các trận đấu:

ĐTVN (trắng) còn nhiều việc phải làm trước khi AFF Cup 2010 khởi tranh.

Gặp SLNA trong trận giao hữu trên sân Vinh được coi là bài tổng duyêt cuối cùng của ĐTVN trước khi bước vào chiến dịch bảo vệ ngôi vương của bóng đá khu vực. Tuy nhiên, sau 90 phút chiều 23/11, thầy trò HLV Calisto đã bị đội bóng xứ Nghệ cầm hòa với tỷ số 1-1.

Vũ Thị Hương vui mừng với tấm huy chương đầu tiên ở Á vận hội.

Ngay sau khi về đích thứ ba ở đường chạy 100 m tối 22/11, Vũ Thị Hương nói rằng rất vinh dự và hạnh phúc vì đã trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên giành huy chương điền kinh tại Asiad.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục