“Phải quyết liệt làm bóng đá trẻ”

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2010 | 8:05:11 AM

Đó là phát biểu của chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ khi nói về công tác đào tạo trẻ trong thời gian tới để không rơi vào cảnh thiếu hụt lực lượng như hiện nay.

Việc đào tạo trẻ bài bản đã giúp bóng đá Đồng Tháp không lâm vào cảnh thiếu hụt lực lượng do các trụ cột ra đi.
Việc đào tạo trẻ bài bản đã giúp bóng đá Đồng Tháp không lâm vào cảnh thiếu hụt lực lượng do các trụ cột ra đi.

- Vắng Công Vinh, hàng công đội tuyển Việt Nam cũng tan nát tại AFF Suzuki Cup 2010. Ông có nghĩ rằng công tác đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam có vấn đề?

- Đúng vậy. Công tác đào tạo trẻ của chúng ta những năm qua thường thuộc về Nhà nước nhưng giờ đây thuộc về CLB. Do đó phải tạo mọi điều kiện từ cơ chế, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng... để các doanh nghiệp đầu tư vào CLB. Nói vậy bởi có đầu tư bền vững, doanh nghiệp mới không bỏ cuộc.

Ngoài ra, phải đưa ra một quy chế để tạo điều kiện cho người đào tạo trẻ được sử dụng cầu thủ do mình đào tạo một cách vững bền nhất. Chỉ khi nào không sử dụng cầu thủ ấy nữa thì các CLB khác mới được quyền chuyển nhượng. Nếu kéo dài tình trạng khi cần sử dụng, cầu thủ trẻ đó lại bị CLB khác “mồi chài” lấy mất thì CLB sẽ không mặn mà việc đào tạo trẻ. Đây là điều chúng tôi đang phải gỡ dần dần.

- Nhưng có vẻ như các đại gia ở V-League thường đổ tiền mua về cầu thủ ngôi sao hơn là lo đào tạo trẻ?

- Thật ra họ cũng muốn làm bóng đá trẻ nhưng điều này rất khó do phải có con người, cơ sở hạ tầng và trường lớp... Ngoài ra, các bậc phụ huynh thường không yên tâm đưa con mình học các lớp bóng đá trẻ. Vì thế cần phải kết hợp thành những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ chất lượng, ở đó các em được học văn hóa và chơi bóng... như Học viện Aspire (Qatar) hay một số nước ở châu Âu. Hiện bóng đá VN chỉ duy nhất có Học viện Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal của bầu Đức, như thế là quá ít.

- Thực trạng công tác đào tạo trẻ của Việt Nam hiện thế nào?

- Chúng tôi chỉ làm phần ngọn trong công tác đào tạo trẻ qua việc tổ chức các đội tuyển trẻ quốc gia. Năm 2010 chúng tôi tập trung 6-7 đội tuyển trẻ và chi khá nhiều tiền để các đội thi đấu, tập huấn, thưởng. Còn lại, CLB phải đào tạo từ gốc qua tuyến cầu thủ ở các lứa tuổi. Trước đây khi chúng tôi mở ra một giải đấu trẻ song hành cùng hệ thống thi đấu của các CLB, chỉ có 16-17 đội tham dự thay vì 28 đội.

Như ĐBSCL chỉ có ba đội trẻ dự vòng loại khu vực để lấy một đội dự Giải U-17 toàn quốc những năm qua. Ba đội chỉ đá được hai trận, sau đó giải tán thì làm gì các cầu thủ trẻ có thể phát triển được. Ngoài ra, một số đại gia đổ tiền đầu tư cho đội lớn cần thành tích nhanh chóng mà quên mất đào tạo trẻ. Chẳng hạn CLB Vissai Ninh Bình, Navibank Sài Gòn không có đào tạo trẻ...

- Chúng ta phải làm thế nào để thay đổi điều đó?

- Tôi nghĩ trong vòng 2-3 năm nữa, chúng tôi sẽ có đầy đủ kinh phí để lập ra một giải đấu trẻ bên cạnh giải đấu của các CLB hiện nay. Điều đó bắt buộc các CLB phải có đội bóng trẻ. Nói cách khác, chúng tôi đưa ra mô hình, hệ thống thi đấu để tác động đến các CLB trong việc đào tạo trẻ. Theo đó, VFF sẽ yêu cầu tất cả CLB tham gia phải có đội trẻ để dự Giải U-19 toàn quốc

- Đội tuyển Malaysia đang chơi ấn tượng tại AFF Suzuki Cup 2010 với dàn cầu thủ trẻ. Theo ông, điều gì giúp họ đạt được điều này?

- Tuy trẻ em Malaysia được đào tạo bóng đá rất nhiều nhưng đó không phải đào tạo để trở thành cầu thủ. Cụ thể, gia đình ở Malayisa dẫn con đến vào mỗi thứ bảy, chủ nhật để xem con học và đá bóng theo kiểu bóng đá cộng đồng. Từ đây sẽ tạo ra một nhóm các cháu ham thích bóng đá và giúp các nhà chuyên môn chọn được những tài năng để đào tạo chuyên sâu. Bóng đá cộng đồng cũng giúp tích lũy thể lực cho các em có điều kiện đi theo nghiệp bóng đá sau này.

Trong khi đó, do chúng ta vẫn theo kiểu làm cũ qua việc tập trung đào tạo vào một số cầu thủ nên không có nhiều sự lựa chọn, đồng thời thể lực của các cầu thủ Việt Nam cũng là một vấn đề do không được tích lũy từ nhỏ. Trong khi đó, Malaysia có nhiều sự lựa chọn tài năng hơn qua mô hình bóng đá cộng đồng.

- Xin cảm ơn ông.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tiền đạo Karim Benzema (trái, Real Madrid) vượt qua hậu vệ Miquel Robuste của Levante.

Rạng sáng nay, 23-12, tại khu vực châu Âu, đã diễn ra loạt trận đấu thuộc vòng 19 Giải Vô địch quốc gia Pháp (Ligue 1) 2010-2011; Cúp Nhà vua Tây Ban Nha; Cúp Quốc gia Đức. Kết quả cụ thể:

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) vừa thông báo chính thức trao quyền đăng cai Vòng chung kết giải bóng đá U.19 nữ châu Á 2011 cho Việt Nam.

Đây cũng là bước khởi đầu tốt đẹp của đội tuyển Olympic Việt Nam cho SEA Games 26 tại Indonesia vào cuối năm 2011.

Berbatov trong lễ trao giải

Dimitar Berbatov tỏ ra hoàn toàn áp đảo so với các đồng nghiệp trong cuộc bầu chọn là “cầu thủ xuất sắc nhất Bulgaria”. Không nằm ngoài dự đoán, Berbatov đã lần thứ 7 được trao giải thưởng cao quý này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục