“Ông Hoàng” thơ tình sửa thơ cho “thần đồng” thơ

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/11/2013 | 3:19:53 PM

YBĐT - Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, ở nước ta nổi lên một cậu bé mới học lớp 3 nhưng đã có nhiều bài thơ đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương với những bài thơ: Mưa, Góc sân và khoảng trời, Hạt gạo làng ta, Cháu buốt ở trong tim này... Riêng bài “Hạt gạo làng ta” được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành ca khúc cùng tên nổi tiếng.

Điều đó đã làm tên tuổi cậu bé Trần Đăng Khoa ngày ấy vô cùng nổi tiếng, rất nhiều bạn đọc ở miền Bắc, già có, trẻ có kéo nhau về làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương để xem mặt nhà thơ tí hon này. Giới trí thức, văn nghệ sĩ đọc thơ Khoa thán phục, gọi Khoa là “Thần đồng thơ”.

Năm 1968, nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu – hai nhà thơ đại thụ cũng về tận làng Trực Trì để xác minh thực hư: Khoa có phải là một thần đồng thơ thật không. Qua một ngày đêm ở nhà Khoa, hai ông đã “mục sở thị” và nhận xét: Đúng là thần đồng thơ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã kể lại (Trên Tạp chí Văn Học trẻ số 3-1998):

“... Sau lần gặp gỡ ấy, Xuân Diệu trở thành người thầy dạy nghề thân thiết của tôi. Ông để lại cho tôi nhiều bài học thấm thía. Có khi ông chỉ chữa giúp tôi một chữ mà bài thơ đã biến đổi cả thần thái. Ví dụ như bài “Đêm Côn Sơn” chẳng hạn. Nhiều người nhắc đến hai câu thơ:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
Xuân Diệu khen hai câu này, ông cho là tôi nghe rất tinh, có giác quan tinh tế...”

Nhưng Xuân Diệu lại phê hai câu tiếp theo:

“Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Sợ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền”

Rồi Xuân Diệu đã chữa một từ đầu của câu thơ thứ 2:

 “Sợ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”
Thành: “Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Chỉ một từ Sợ chuyển thành từ Nghĩ thì ông bụt trong câu thơ đã hoá thành cơ thể sống, câu thơ bỗng sinh động, có thần. Trần Đăng Khoa thực sự thán phục tài thơ và sử dụng ngôn ngữ  của “ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu.

Với bài thơ “Đêm Côn Sơn” Xuân Diệu đã đọc và sửa như vậy, không sửa thêm gì nữa. Thế rồi Trần Đăng Khoa đưa bài thơ này in vào tập “Từ góc sân nhà em”. Sách xuất bản, Trần Đăng Khoa lên Hà Nội tặng Xuân Diệu tập thơ này, cầm tập thơ, Xuân Diệu xem lại bài “Đêm Côn Sơn”, ông giật mình khi đọc hai câu thơ tiếp theo trong bài:

“Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương”.

Câu thơ thứ 2 Trần Đăng Khoa đã chữa lại thành: “Tỉnh ra em thấy sáng đèn, đỏ hương”. Xuân Diệu mắng Khoa luôn: “Cậu làm hỏng bài thơ . Bài thơ đã toàn bích, lại mang ra vặn vẹo. Cậu chữa lợn lành thành lợn què rồi!”.

Trở về nhà, Trần Đăng Khoa mở bài thơ ra lật đi lật lại, mới hay mình đã làm hỏng thật. Hỏng trước nhấy là vô lý: Đèn đã sáng thì hương làm sao còn đỏ được? Vả lại đèn ở đâu mà sáng cơ chứ! Trong chùa người ta không thắp đèn sáng, chỉ có ngọn đèn dầu vặn nhỏ đặt ở bệ thờ, có tác dụng giữ lửa để tiếp tục cho những nén hương bị tắt.

Quả thật, sự học là mãi mãi, tuy là một thần đồng thơ nhưng Trần Đăng Khoa đã học hỏi được rất nhiều từ những nhà văn, nhà thơ tiền bối, đặt biệt là sự chỉ dạy chân tình của “ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu.

Lê Hồng Thiện

Các tin khác
Ngôi làng Hà Lan” tổ chức năm 2010 tại TPHCM.

Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa VN và Hà Lan, theo đề nghị của UBND TPHCM, Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan sẽ tổ chức sự kiện “Ngôi làng Hà Lan” với quy mô lớn tại TPHCM từ ngày 22.11 đến 1.12.2013.

Biểu tượng của AdAsia 2013.

Ngày 5/11, Bộ VHTTDL đã họp báo giới thiệu Đại hội Quảng cáo châu Á lần thứ 28 (AdAsia 2013).

YBĐT - Nhiều năm công tác ở Sở Tài chính, gắn bó với những con số tưởng như khô khan nhưng Nguyễn Thu Hương lại là một trong số không nhiều nữ tác giả thơ tỉnh nhà có được tiếng thơ riêng, giọng điệu riêng bằng hồn thơ đằm thắm mang đầy hương sắc. Tính đến nay, chị đã xuất bản được 2 tập thơ; nhiều tác phẩm được phổ nhạc và đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương…

Trao giải Nhất cho nhóm tác giả Masimo Alvisi và Nguyễn Đình Thanh.

Tạo hình lại tòa nhà Hàm Cá Mập, biến khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành một sân khấu lớn của gỗ, đá, nước và ánh sáng… Đó là ý tưởng của đồ án kiến trúc giành giải nhất cuộc thi Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục