Trong lịch sử một nhà văn Mỹ đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết dài 50.000 từ có tên Gadsby mà không một lần sử dụng chữ “e”.
|
Bìa cuốn tiểu thuyết Gadsby sáng tác năm 1939 của nhà văn Mỹ Ernest Vincent Wright.
|
Có thể không nhiều người biết tới nhà văn Mỹ Ernest Vincent Wright, nhưng ông đã từng sáng tác ra một trong những tác phẩm văn học vô cùng đặc biệt. Đó cũng là một trong những thử thách cá nhân dị thường nhất khi ông đã viết một cuốn tiểu thuyết với độ dài hơn 50 nghìn từ mà không sử dụng chữ cái “e” - chữ cái được dùng nhiều nhất trong tiếng Anh.
Chân dung nhà văn Mỹ Ernest Vincent Wright.
Ban đầu đó là thử thách dành cho Tiến sĩ Seuss khi ông được nhà xuất bản yêu cầu viết được một cuốn sách chỉ với 50 từ. Đó là một thử thách rất khó khăn. Nhưng Ernest Vincent Wright còn tài giỏi hơn bằng việc tự thách thức mình viết một cuốn tiểu thuyết 50 nghìn từ mà không dùng chữ cái “e”. Và thật khó tin, ông đã thực hiện thành công việc này.
Bản sách chính thức mang tên “Gadsby”, cũng là tên của nhân vật chính, người đã cố gắng cứu thành phố của mình cùng với sự giúp đỡ của một nhóm thanh niên. Wright mất gần 6 tháng để hoàn thành tác phẩm và ở ngay trang đầu giới thiệu, ông đã nhắc tới cách xử lý các thử thách xuất hiện trong quá trình thực hiện. Với một cuốn tiểu thuyết Tiếng Anh, thử thách đầu tiên và khó nhất dành cho ông là viết một câu mà không có các đại từ nhân xưng như “he” (anh ấy), “she” (cô ấy)… chứ chưa nói tới việc viết cả cuốn sách.
Thêm vào đó, ông còn phải tìm cách để xử lý những từ trong thì quá khứ, thường kết thúc bằng đuôi “-ed” và điều đó không hề dễ dàng chút nào. Theo thống kê trong từ điển Oxford, hơn 11% các từ có chứa ít nhất 1 chữ “e”. Vì vậy thử thách mà nhà văn Wright đặt ra cho mình gần như là không tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn hoàn thành cuốn tiểu thuyết với 50.110 từ mà không phạm lỗi nào, biến nó thành một trong những bản thảo thành công nhất trong lịch sử viết lách.
Không một chữ “e” nào xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Gadsby.
Ông tự cho phát hành cuốn sách vào năm 1939, dù vậy cuốn sách không thu hút được nhiều sự chú ý và nếu có thì người ta chỉ nói về nó như một màn biểu diễn. Những người đọc sách chủ yếu là để tìm lỗi hoặc muốn lật tẩy mánh khóe của tác giả, họ cho rằng Wright đơn giản là muốn tìm kiếm sự nổi tiếng.
Cuốn tiểu thuyết sau đó được đưa vào thư viện phục vụ công chúng từ năm 1968 và hiện nay mọi người đều có thể đọc miễn phí trên mạng. Thật đáng tiếc khi một vụ cháy xảy ra tại nhà kho đã thiêu rụi phần lớn các bản in, số lượng còn lại rất ít và trở thành món đồ sưu tập quý hiếm có giá tới hàng nghìn USD cho mỗi bản.
(Theo Dân Trí)
Ngày 16-1, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tàng quốc gia Kyushu (Nhật Bản) khai mạc chương trình "Văn hóa Nhật Bản" tại 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Ngày 15-1, tỉnh Nam Định họp báo cho biết lễ hội đền Trần năm nay sẽ đánh dấu sự trở lại của lễ rước cá sau nhiều năm vắng bóng. Nghi lễ rước cá, tế cá truyền thống vào ngày 12 tháng Giêng ÂL (tức ngày 11-2-2014).
Triển lãm với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên và Tự do” sẽ được khai mạc vào cuối tháng 10 năm nay tại thành phố Đà Lạt.
Tập 3 bộ sách "Những nhân vật nổi tiếng thế giới" của nhà báo Trần Thu Hằng do NXB Thanh Niên ấn hành vừa ra mắt bạn đọc.