Trường ĐH Mỹ thuật VN tổ chức triển lãm tranh, tượng sinh viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 2:05:22 PM

Kỷ niệm ngày thành lập đoàn thanh niên, ngày 26/3/2014 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh tượng sinh viên. Nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc của các em sinh viên trong trường đã gây ấn tượng tốt cho người xem.

Hơn 50 tác phẩm nghệ thuật của sinh viên đã được lựa chọn và triển lãm trong phòng trưng bày rộng lớn tại tầng 1, nhà bảo tàng của trường Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 phố Yết Kiêu.

Những tác phẩm đẹp, được nhiều người chú ý như “Chuếnh choáng” của Nguyễn Thị Thúy Nguyệt (sinh viên khoa Hội họa K.54); “Sự thật phản chiếu câm lặng” của Quách Bắc, Khoa Hội họa K.55B; “ Nhá nhem” của Nguyễn Hữu Thông, Khoa Hội họa K. 53; “Tĩnh vật” của Trần Văn Phong, Khoa Hội họa K.53…

Các tác phẩm “Phong cảnh” ( Sơn mài của Phạm Thị Hòa, sinh viên K 55B), “Thủy sinh 2” ( Gò đồng của Đỗ Ngọc Quân) cho thấy sự công phu của các tác giả trong sáng tạo nghệ thuật, còn tác phẩm sắp đặt nghệ thuật “Ký ức của cô gái thành thị” của Trọng Quý cũng đem lại những cảm giác lạ với sự tưởng tượng mang nhiều chất nhân văn cho người xem…

Theo Ban tổ chức, Triển lãm tranh, tượng sinh viên nhân ngày thành lập đoàn 26/3 là hoạt động thường niên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với nòng cốt là Ban chấp hành đoàn trường. Triển lãm có 6 giải thưởng với mục đích nhằm khuyến khích, động viên học sinh, sinh viên nhà trường tham gia sáng tác nghệ thuật, từ đó nâng cao sự đam mê và lòng yêu nghệ thuật, cũng như tay nghề cho các em sinh viên.

Triển lãm tranh, tượng sinh viên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam sẽ kéo dài từ 26/3 đến 3/4/2014.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Đinh Mạnh Ninh và Chi Pu là hai đại sứ của chương trình.

Ngày 29/3, "Lễ hội Tắt đèn" hưởng ứng Giờ Trái Đất 2014 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 5.000 người.

Thi kéo co.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép làm các thủ tục cần thiết đối với hai di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam là “Nghi lễ và trò chơi kéo co” có tên gọi cũ là "Kéo co truyền thống" và "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" có tên gọi cũ là "Nghi lễ chầu văn của người Việt."

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng dân.

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Tạp chí Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức họp báo ra mắt bộ phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tên gọi “Vị tướng của nhân dân”. Nội dung bộ phim là khắc họa tình cảm sâu sắc của Đại tướng với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân và tình cảm lớn lao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân với Đại tướng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn.

Viện Văn hóa Nghệ thuật QG Việt Nam vừa phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” để chờ Hội đồng Di sản văn hóa QG tổ chức thẩm định trước khi đệ trình UNESCO.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục