Phục dựng mầu sơn trên cầu Hiền Lương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 2:12:38 PM

Ngày 28-3, Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) cho biết, đơn vị thi công vừa hoàn thành việc phục dựng sơn lại hai mầu xanh - vàng cầu Hiền Lương như đã tồn tại trong lịch sử.

Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) sau khi được phục dựng sơn lại mầu xanh - vàng.
Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) sau khi được phục dựng sơn lại mầu xanh - vàng.

Việc phục dựng hai mầu cầu Hiền Lương nhằm tạo điểm nhấn cho khu di tích, đồng thời giáo dục ý nghĩa và giá trị của thống nhất, toàn vẹn non sông. Việc phục dựng mầu sắc đã tham vấn ý kiến của nhiều nhân chứng lịch sử, với mầu xanh hòa bình ở phía bắc, mầu vàng ở phía còn lại.

Qua nhiều năm đưa vào khai thác, sử dụng, cầu Hiền Lương lịch sử được phục chế cùng với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh ở bờ Nam... đã phần nào trả không gian lịch sử cho đôi bờ Hiền Lương. Do vậy, bên cạnh các công trình đã phục dựng thì chiếc cầu Hiền Lương lịch sử ngoài việc bảo đảm về mặt cấu trúc, chất liệu cần sơn hai mầu như đã tồn tại trong lịch sử.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cho biết: Nguồn gốc của cây cầu có hai mầu như vậy, đó là sự thật lịch sử. Việc cho sơn lại hai mầu của cầu nhằm phản ánh lại lịch sử một cách chân thực, đồng thời tạo điểm nhấn cho du lịch. Tỉnh đã xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được đồng ý.

Cầu Hiền Lương được người Pháp xây dựng từ năm 1952, với chiều dài 178 m có bảy nhịp, trụ bằng bê-tông cốt thép, thân cầu bằng thép, mặt cầu lát bằng ván gỗ thông, từng bị đánh sập và là giới tuyến chia cắt hai miền trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, cầu Hiền Lương được phục dựng để phục vụ du lịch và chỉ sơn một mầu. Mỗi năm có khoảng 20.000 lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, đặc biệt là trong dịp lễ hội “Thống nhất non sông” diễn ra vào tháng 4 hằng năm.

(Theo NDĐT)

Các tin khác

Kỷ niệm ngày thành lập đoàn thanh niên, ngày 26/3/2014 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh tượng sinh viên. Nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc của các em sinh viên trong trường đã gây ấn tượng tốt cho người xem.

Đinh Mạnh Ninh và Chi Pu là hai đại sứ của chương trình.

Ngày 29/3, "Lễ hội Tắt đèn" hưởng ứng Giờ Trái Đất 2014 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 5.000 người.

Thi kéo co.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép làm các thủ tục cần thiết đối với hai di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam là “Nghi lễ và trò chơi kéo co” có tên gọi cũ là "Kéo co truyền thống" và "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" có tên gọi cũ là "Nghi lễ chầu văn của người Việt."

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng dân.

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Tạp chí Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức họp báo ra mắt bộ phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tên gọi “Vị tướng của nhân dân”. Nội dung bộ phim là khắc họa tình cảm sâu sắc của Đại tướng với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân và tình cảm lớn lao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân với Đại tướng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục