Festival Huế 2014: Trao sắc phong thời nhà Nguyễn cho 3 làng

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/4/2014 | 8:04:04 AM

Đây là đợt trao tặng bản gốc sắc phong lần thứ 2 cho các làng, tộc, họ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Làng Lương Quán 1 đã đón nhận sắc phong đợt đầu vào năm 2013.
Làng Lương Quán 1 đã đón nhận sắc phong đợt đầu vào năm 2013.

Tiếp tục các hoạt động diễn ra tại Festival Huế 2014, sáng 15/4, tại Thư viện Tổng hợp thành phố Huế, đã diễn ra lễ trao tặng bản gốc sắc phong nhà Nguyễn cho 3 làng Kim Long, Lương Quán 1 và Vân Dương 1, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đây là đợt trao tặng bản gốc sắc phong lần thứ 2 cho các làng, tộc, họ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa làng, xã được hình thành, kết tinh và phát triển theo chiều dài lịch sử. Đồng thời, điều này góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ cho các tộc họ, làng xã và nhân dân trong việc giữ gìn di sản Hán - Nôm, bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trong năm qua, thực hiện Dự án “Sưu tầm, số hóa tài liệu Hán - Nôm làng xã và tư gia ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, số hóa hơn 100.000 trang tài liệu tại 26 làng, xã, trên 110 họ và gia đình, 12 phủ.

Ông Lê Trọng Bình, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên - Huế cho biết: “Có thể hiểu, sắc phong này dưới triều nhà Nguyễn được xem như đánh giá về công trạng, sự đóng góp của một địa phương cho chế độ quân chủ thời bấy giờ. Các sắc phong đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có các nội dung về phong tước, phong hàm, phong hiệu, đánh giá cao về giá trị các làng xã Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước”.

Như vậy là Festival Huế 2014 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã bước sang ngày thứ 5. Ban tổ chức cho biết có hơn 14.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú trong những ngày diễn ra lễ hội. Đến nay, đã có 4 trong tổng số 8 chương trình chính của Festival Huế 2014 diễn ra thành công, gồm: Lễ khai mạc, Lễ hội áo dài, Đêm Phương Đông và Lễ hội đường phố. Cùng với các lễ hội chính, các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế diễn ra trên 15 sân khấu ở 10 địa điểm các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các chương trình hưởng ứng Festival Huế 2014 như “Chợ quê ngày hội”, Hội chợ thương mại quốc tế, Liên hoan múa quốc tế… thu hút hàng vạn người dân và du khách đến xem.

Ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, kiêm Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2014 cho biết: “Làm Festival là để thúc đẩy phát triển du lịch. Tôi rất mừng trong những ngày vừa qua, đã có gần 100.000 lượt khách đến với Festival. Đặc biệt trong 2 ngày 12-13/4 vừa qua, công suất buồng, phòng trên địa bàn thành phố đều đạt 100%. Các thị trường truyền thống vẫn giữ, du khách vẫn đến. Ví dụ như Pháp là hơn 7.000, rồi Thái Lan, Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan… Cho đến thời điểm này, sau khi kết thúc tour đầu, tôi thấy Festival đã hướng đến đúng những mục tiêu, yêu cầu đặt ra”.

(Theo VOV)

Các tin khác

Sáng 15-4, tại Hà Nội, T.Ư Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Ký ức Điện Biên”.

Trong không khí cả nước hướng về Điện Biên Phủ, chương trình “Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình” do VTV6 sản xuất hứa hẹn sẽ là một câu chuyện đặc biệt hấp dẫn và đầy tính nhân văn. Chương trình được thực hiện tại sân khấu ngoài trời ĐTHVN và truyền hình trực tiếp vào 20h00 ngày 21/4 trên VTV1, VTV4 và VTV6.

Dưới đây là những hình ảnh trong bộ phim điện ảnh “Sống cùng lịch sử”, đây là bộ phim nhà nước đặt hàng 21 tỷ đồng để mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Với thông điệp “Asian Film’s Rising Star” - Ngôi sao mới của điện ảnh châu Á, liên hoan phim lần này được coi là sự tiếp nối từ thông điệp “Kết nối những tâm hồn” vốn được xây dựng từ những ngày đầu tiên của Liên hoan phim Việt - Hàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục