Tác phẩm ở tuổi 80 của một họa sĩ Điện Biên

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2014 | 2:01:25 PM

Từng cầm súng và cầm cọ đi suốt chiều dài và sự khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có nhiều tác phẩm xuất sắc, ông cũng là họa sĩ Quân đội có vinh dự được gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá, họa sĩ Phạm Thanh Tâm được đồng đội, công chúng yêu hội họa và đồng nghiệp gọi là họa sĩ Điện Biên.

Chủ nhiệm Chính trị Lê Nam triển khai nghị quyết chiến dịch trong chiến hào Him Lam.
Chủ nhiệm Chính trị Lê Nam triển khai nghị quyết chiến dịch trong chiến hào Him Lam.

22 tuổi, ông là người lính có mặt trong Đại đoàn 351 tham gia đánh trận tại Điện Biên Phủ, sống trọn "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt...".

Với tư cách một nghệ sĩ -chiến sĩ, từ thực tế nóng bỏng của mặt trận, ông đã sáng tác nhiều ký họa ngay trong chiến hào và sau này ông là họa sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm nhất về đề tài chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông từng có một triển lãm nghệ thuật riêng về Điện Biên và nhiều tác phẩm về đề tài này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng như trong bộ sưu tập tranh của nhiều người nước ngoài, tiêu biểu là các bức tranh: Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ, Cảnh nhà sàn Điện Biên Phủ, Thời gian khổ, Cô gái Thái ở Điện Biên...

Tranh và cuốn sách Vẽ dưới lửa đạn của ông đã được in, phát hành tại Anh và nhiều nước khác.

Người lính Điện Biên năm xưa nay đã tròn 80 tuổi. Những tưởng ông có thể nghỉ ngơi, thảnh thơi với ấm trà, điếu thuốc, nhưng thật bất ngờ, họa sĩ Phạm Thanh Tâm vẫn miệt mài sáng tạo nghệ thuật với bức tranh sơn dầu khổ lớn về đề tài Điện Biên hào hùng... Bức tranh vẽ những người lính trong chiến hào Him Lam đang lắng nghe đồng chí Lê Nam, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 141 phổ biến Nghị quyết của Bộ Tư lệnh Mặt trận trước giờ xuất kích đánh trận mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Phải ghi nhận, bức tranh thật đẹp, dù người nghệ sĩ đã cao tuổi và bàn tay cầm cọ có phần run rẩy.

Nhưng nó vẫn tỏa ra những sắc mầu lung linh, giàu cảm xúc, bởi đây là ký ức thiêng liêng của người lính, là dòng chảy nghệ thuật luôn tuôn trào trong tâm hồn ông hàng chục năm nay, là tinh hoa, là cấu tạo của tâm hồn người chiến sĩ - nghệ sĩ Điện Biên năm xưa.

"Đến bây giờ, đề tài người lính, đề tài Điện Biên Phủ vẫn tràn đầy trong tôi, thậm chí có những lúc, tôi cảm thấy như mình đang mắc nợ lịch sử khi được là nhân chứng của những sự kiện quan trọng, nhưng vẫn chưa thể hiện được bao nhiêu qua các tác phẩm hội họa. Điều đó thôi thúc tôi cố gắng cầm cọ vẽ để tiếp tục sáng tác những tác phẩm kể lại cho mai sau về một thời máu lửa đầy hào hùng của dân tộc", họa sĩ, chiến sĩ Điện Biên Phạm Thanh Tâm tâm sự.

Ông bảo: "Ngày ấy, là một họa sĩ và nhiều lần khi đứng bên này đồi, nhìn sang bên kia đồi, tôi lại thấy dâng tràn cảm xúc về những người lính E141 chuẩn bị đánh trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tôi cũng rất ấn tượng về hình ảnh đồng chí Chủ nhiệm Chính trị Lê Nam đọc thư của Bác Hồ gửi các cán bộ, chiến sĩ trước giờ xung trận...

Những hình ảnh ấy đã theo tôi hàng chục năm qua và đã nhiều lần thôi thúc tôi cầm cọ...".

Ở tuổi 80, cầm cọ vẽ bức tranh sơn dầu khổ lớn Chủ nhiệm Chính trị Lê Nam triển khai nghị quyết chiến dịch tại mặt trận Him Lam, họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã tặng lại cho con trai của người đồng chí Lê Nam tác phẩm này. Tôi là người có mặt trong buổi lễ trao tặng bức tranh ấy tại nhà riêng của họa sĩ. Khi trao tặng bức tranh, những dòng nước mắt đầy xúc động đã lăn dài trên gương mặt người họa sĩ - chiến sĩ Điện Biên năm xưa, trong đó tôi thấy lấp lánh ùa về những hồi ức của một thời hào hùng, đầy tự hào.

(Theo NDĐT)

Các tin khác

60 năm chiến thắng “Chấn động địa cầu”, bên cạnh những hoạt động chào mừng, kỷ niệm, các đơn vị xuất bản trong cả nước cũng góp vào ngày lễ lớn nhiều cuốn sách hay về Điện Biên, cung cấp cho bạn đọc những thông tin, chi tiết độc đáo về chiến thắng lịch sử của dân tộc dưới nhiều góc độ khác nhau, từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.

Các Cựu chiến binh xúc động khi xem những hình ảnh trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Những bức ảnh được đặt dọc theo tuyến đường lên viếng mộ Đại tướng kéo dài hơn 50m.

Những phần việc cuối cùng chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Vesak 2014 tại chùa Bái Đính- Ninh Bình đang được gấp rút hoàn thiện.

Các đơn vị liên quan của tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực hoàn thiện những phần việc cuối cùng nhằm phục vụ tốt nhất các hoạt động của Đại lễ Phật đản LHQ -Vesak 2014 diễn ra tại chùa Bái Đính vào tuần tới.

Với những làn điệu dân ca đặc sắc cùng sự bổ trợ của những nhạc cụ dân tộc, đêm nhạc phản ánh đậm nét về lịch sử, văn hóa, tâm hồn người Việt

Với những tiết mục đặc sắc được chọn lọc có chủ đề về Điện Biên, chương trình mang đến những làn điệu dân ca làm say đắm lòng người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục