16 học giả quốc tế tham dự hội thảo về “Truyện Kiều”

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/8/2015 | 2:01:08 PM

Trong đó có 13 học giả gửi tham luận, với những hướng nghiên cứu đầy mới mẻ và hiện đại về Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới- Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.

Sáng 6/8, Hội thảo Quốc tế kỉ niệm 250 năm sinh Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du đã diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. “Di sản và các giá trị xuyên suốt thời đại” là nội dung chính của hội thảo quốc tế lần này, tập trung vào 2 chủ đề, trong đó “Truyện Kiều” là trọng tâm lớn thu hút nhiều tham luận nghiên cứu.

Nguyễn Du là một tác gia đỉnh cao của văn học Việt Nam, mang tinh thần nhân văn vượt biên giới và vượt thời đại. Ông cũng được đánh giá là hiện tượng văn học có ý nghĩa lớn của giao tiếp văn hóa trong khu vực Đông Nam Á trước thời hiện đại. Di sản của ông đã được các nhà biên khảo, dịch thuật, phẩm bình nghiên cứu từ hơn 1 thế kỷ nay.

Tuy nhiên, Hội thảo lần nay mang nhiều nét đổi mới với nhiều hướng tiếp cận khác.

Tại buổi họp báo, Phó giáo sư, tiến sĩ ( PGS. TS) Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học đã đánh giá “Các học giả quốc tế đã bổ sung cho các nghiên cứu từ các học giả trong nước, mang đến cái nhìn tổng thể hơn về Đại thi hào Nguyễn Du cũng như tác phẩm “Truyện Kiều”.

Có hơn 100 tham luận, trong đó có khoảng 90 tham luận đến từ các nhà nghiên cứu trong nước từ các Viện Văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm… cũng như từ các trường Đại học trên cả nước.

Đáng chú ý hơn, có 13 tham luận đến từ các học giả nước ngoài đến từ Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan… bàn luận về Đại thi hào Nguyễn Du cũng như “Truyện Kiều” với những hướng tiếp cận mới mẻ.

Bên cạnh việc tìm kiếm tư liệu, tiếp cận các tập thơ chữ Hán, kiệt tác “Truyện Kiều” từ những góc nhìn mới sẽ có thêm những nghiên cứu văn bản học hiện đại, tiếp cận chuyên ngành/ liên ngành.

Có nhiều điểm đáng chú ý như việc tham gia của học giả, nhà triết học nước ngoài để nghiên cứu về “Cái tâm và cái tài của Đại thi hào Nguyễn Du”; hay bàn luận về việc chuyển thể kiệt tác “Truyện Kiều” sang loại hình nghệ thuật khác là điện ảnh.

Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu theo hướng địa văn hóa, mỗi quan hệ giữa Nguyễn Du và vùng đất Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ mở ra nhiều kết quả khả quan.

Sau Hội thảo quốc tế này, các tham luận sẽ được tuyển chọn, biên tập, chỉnh sửa để in toàn văn tham luận trong kỷ yếu, xuất bản vào năm 2016.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Một tác phẩm của họa sĩ Phạm Huy Thông

Họa sĩ Phạm Huy Thông là một trong 18 nghệ sĩ đến từ 6 quốc gia trong khu vực châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam được lựa chọn giới thiệu tác phẩm tại triển lãm Châu Á, đối thoại với châu Á, diễn ra tại Viện Bảo tàng nghệ thuật đương đại Jeju (Hàn Quốc), khai mạc vào ngày 8.8.

Lúc 16 giờ chiều 5-8, tại TP Sơn La, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La đã chủ trì buổi họp báo thông tin chính thức về đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và nhiều hạng mục khác với kinh phí dự kiến 1.400 tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tảng đá có rất nhiều vết khắc nhưng bị vỡ một phần do tác động của quá trình canh tác.

YBĐT - Cho đến nay, ở vùng miền núi phía Bắc đã ghi nhận 4 địa điểm có bãi khắc đá cổ, đó là Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Pá Màng (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), Nấm Dẩn (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) và Lao Chải (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục