Giai điệu tự hào phiên bản mới: Chuyến "khởi hành" hùng tráng và lãng mạn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 29/5/2016 | 7:49:32 AM

Tối ngày 28/5, số đầu tiên của Giai điệu tự hào phiên bản mới với chủ đề "Khởi hành" đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với khán giả.

"Khởi hành" được thực hiện từ cảm hứng về câu chuyện tình bạn của hai người để lại dấn ấn đậm nét trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, đó là nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy. Qua đó, số đầu tiên của chương trình Giai điệu tự hào phiên bản mới đã mang đến cho khán giả những câu chuyện âm nhạc và câu chuyện cuộc đời đầy xúc động của hai nhạc sĩ tài năng này. Mỗi người đều có một số phận, một con đường đi riêng nhưng cả hai lại gặp nhau ở niềm đam mê âm nhạc, ở nỗi lòng trăn trở và niềm gắn bó với quê hương, đất nước.

Khán giả đã được thưởng thức những ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sĩ sáng tác trong giai đoạn những năm 1940 - 1950. Trong đó, ca khúc Trường ca sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao đã nhận được lượng bình chọn cao nhất từ khán giả ở trường quay với tỷ lệ 26,4%. Ca khúc được thể hiện qua giọng ca của nghệ sĩ Trọng Tấn, với sự kết hợp giữa bản phối mới của nhạc sĩ Thanh Phương và bản phối cũ từng phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Biên tập viên Chiến Thắng - thành viên của Hội đồng bình luận - đánh giá: "Trọng Tấn đã mang đến vẻ đẹp thanh tân cho một ca khúc chiến trường. Đó cũng là biểu hiện cho một tâm hồn lãng mạn".


Trường ca sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao đang tạm dẫn đầu với tỷ lệ bình chọn cao nhất từ khán giả trường quay.

Trường ca sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao đang tạm dẫn đầu với tỷ lệ bình chọn cao nhất từ khán giả trường quay.

Sự hùng tráng và lãng mạn đó còn được thể hiện đan xen qua tiết mục Đàn chim Việt, Tình ca và Bắc Sơn. Đặc biệt, tiết mục Bắc Sơn còn có phần hát Quốc ca và chào cờ vô cùng trang nghiêm và ấn tượng. Ngoài ra, chương trình còn tái hiện vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam qua tiết mục Em bé quê - Bà mẹ quê.

Khán giả cũng được thưởng thức tác phẩm Thiên thai với phong cách khác biệt và mới lạ hơn của ca sĩ Tùng Dương. Trong khi đó, nhạc phẩm Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà thể hiện tình yêu đất nước và tình cảm ngọt ngào của nhạc sĩ Phạm Duy dành cho vợ mình, cũng được khoác lên mình một "tấm áo mới". Thông qua mỗi ca khúc, khán giả càng được hiểu rõ hơn những khía cạnh về số phận, suy nghĩ và cảm xúc của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy, hai người bạn lớn của lịch sử âm nhạc Việt Nam.

(Theo VTV)

Các tin khác

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục