Ban nhạc đầu tiên trên thế giới biểu diễn hoàn toàn dưới nước
- Cập nhật: Thứ tư, 1/6/2016 | 2:04:23 PM
Không chỉ chơi nhạc cụ dưới nước, ban nhạc này còn có thể hát được dưới nước. Những phần trình diễn của họ hoàn toàn không sử dụng máy trợ thở, đem lại một cảm giác ma mị, bí ẩn đối với người xem.
|
Ban nhạc đến từ Đan Mạch Between Music (Giữa âm nhạc) là ban nhạc đầu tiên trên thế giới chơi nhạc hoàn toàn dưới nước.
5 thành viên trong nhóm sẽ ở trong những thùng kính chứa đầy nước, trình diễn với những nhạc cụ chuyên biệt, được thiết kế để có thể chơi được dưới nước và phát ra những âm thanh nghe khá ám ảnh vì sự lạ lùng.
Điều đặc biệt là trong quá trình biểu diễn, ban nhạc Between Music không sử dụng bất cứ máy móc trợ thở nào, họ chỉ đơn giản ngoi lên khỏi mặt nước trong những quãng nghỉ để lấy hơi.
Nhóm Between Music có 5 thành viên. Mới đây, nhóm đã tổ chức buổi hòa nhạc có tên “Aquasonic” tại thành phố Rotterdam, Hà Lan.
Ca sĩ hát chính của nhóm - Laila Skovmand có khả năng hát dưới nước, thậm chí cô còn không để cho bong bóng không khí thoát ra khỏi miệng.
Từng thành viên của Between Music đều được đặt trong những chiếc thùng kính thiết kế đặc biệt, được thắp sáng bằng thứ ánh sáng xanh lá ma quái. Ngoài giọng ca chính Laila Skovmand trình diễn khả năng hát dưới nước, các nhạc công còn lại trong nhóm sẽ chơi những nhạc cụ đặc biệt được thiết kế để phục vụ cho việc biểu diễn dưới nước.
Những thanh âm mà nhóm Between Music tạo ra cũng rất khác biệt và ám ảnh, những màn trình diễn của họ có phần ma mị từ cách dàn dựng, sắp đặt cho tới các tác phẩm mà họ thể hiện.
Between Music hiện tại là ban nhạc dưới nước đầu tiên trên thế giới, họ không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thở mà lựa chọn cách đơn giản là ngoi lên mặt nước lấy hơi trong những quãng nghỉ.
Người thực hiện những món nhạc cụ đặc biệt cho Between Music là nghệ nhân người Mỹ Andy Cavatorta, người chuyên thực hiện những nhạc cụ dị thường, khác biệt. Andy chính là người đứng sau những món nhạc cụ đặc biệt có thể chơi được dưới nước của ban nhạc.
Những vấn đề mà Andy phải đặc biệt quan tâm trong thiết kế nhạc cụ chơi dưới nước, đó là môi trường thiếu lực ma sát và tốc độ lan truyền thanh âm dưới nước nhanh hơn gấp 4 lần so với môi trường thường.
Thiết kế nhạc cụ dưới nước cần đặc biệt chú ý tới việc môi trường thiếu lực ma sát và thanh âm truyền đi dưới nước nhanh hơn gấp 4 lần so với môi trường thường.
Ý tưởng thành lập ban nhạc đã bắt đầu được một số thành viên trong nhóm lên kế hoạch từ 10 năm trước đây, khi đó, giọng ca chính của nhóm - Laila Skovmand bắt đầu luyện tập khả năng hát trong nước và thích thú với cách mà môi trường nước tác động tới giọng hát của cô.
Trong vài năm sau đó, Laila luyện tập để có thể hát khi hoàn toàn ngập chìm trong nước. Lúc này, kế hoạch thành lập ban nhạc bắt đầu được xúc tiến, các thành viên thử nghiệm với những loại nhạc cụ lạ lẫm có thể chơi được trong môi trường nước.
Công việc luyện tập hàng ngày của giọng ca chính Laila Skovmand là luyện hát trong những chậu nước như thế này.
Một món nhạc cụ của nhóm Between Music
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam đã giành giải thưởng lớn tại các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế ở Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 28/5, tại Thư viện Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật đã phối hợp với Công ty cổ phần sách Thái Hà phát hành cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" tái bản lần 3, của tác giả Trần Mai Hạnh.
Tối ngày 28/5, số đầu tiên của Giai điệu tự hào phiên bản mới với chủ đề "Khởi hành" đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với khán giả.
Chất lượng Giải ngày càng được nâng cao và qua đó khẳng định vai trò rất quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại hiện nay.