Ba chương trình nghệ thuật lớn chào mừng 71 năm Quốc khánh

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2016 | 9:11:11 AM

Ba chương trình nghệ thuật chất lượng cao sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ ngày 30/8 đến ngày 1/9 để chào mừng 71 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2016).

Ảnh chỉ có tính minh họa.
Ảnh chỉ có tính minh họa.

Đây cũng là ba chương trình đầu tiên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn mở màn cho các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu chất lượng cao tại Nhà hát Lớn từ tháng 9/2016.

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ là đơn vị biểu diễn đầu tiên với chương trình “Hòa nhạc giao hưởng đặc biệt 1” diễn ra vào tối 30/8.

Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam Nguyễn Trí Dũng cho hay mở đầu chương trình biểu diễn đặc biệt này sẽ là khúc khởi nhạc “Chào mừng” của giáo sư, nghệ sỹ nhân dân Trọng Bằng. Nhạc phẩm này đã được công diễn năm 1986 nhân kỷ niệm 10 năm đất nước thống nhất.

Tác phẩm thể hiện niềm tin, lòng tự hào của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong âm điệu “khoan hò khoan hự hò khoan,” tác giả phản ánh, mô tả tình yêu thương quê hương đất nước, với âm sắc quyến rũ của đàn bầu.

Tiếp theo khúc khởi nhạc là tác phẩm “Người Hà Nội” của tác giả nhạc sỹ Nguyễn Đinh Thi. Ông sáng tác “Người Hà Nội” năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới nổ ra, cả Hà Nội lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm thể hiện không khí hào hùng, tinh thần cách mạng, lòng tự tôn và tự hào dân tộc trong những năm đầu kháng chiến, thể hiện niềm tin vào tương lai, chiến thắng.

Tiếp theo là phần âm nhạc kinh điển thế giới, mở đầu với Aria “Largo al factotum” - trích đoạn trong vở nhạc kịch nổi tiếng “Người thợ cạo thành Seviglia” của G.Rossini, nhà soạn nhạc người Italy. Ông được coi là bậc thầy của nghệ thuật nhạc kịch châu Âu. Tác phẩm của ông đã trở thành kịch mục biểu diễn thường xuyên của nhà hát ở nhiều nước trên thế giới.

Tiếp đó là "Variations on a Rococo Theme Op.33" (Biến tấu trên chủ đề Rococo) của P.I.Tchaikovsky. Đây là một trong 100 tuyệt tác giao hưởng thính phòng tinh hoa âm nhạc thế giới, đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn đàn cello; là tác phẩm bắt buộc đối với thí sinh vòng chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovsky.

Kết thúc chương trình hòa nhạc đặc biệt là "Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ," còn được gọi là “Giao hưởng Chiến thắng” hay “Giao hưởng Định mệnh” của Ludwig van Beethoven. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong nền âm nhạc cổ điển, là một trong những bản giao hưởng được các dàn nhạc nổi tiếng biểu diễn thường xuyên trên thế giới...

Tối 31/8, Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn vở kịch nói “Biệt đội báo đen” của nhà văn Chu Lai. Vở kịch này cũng là tác phẩm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng Nhà hát trong năm 2016. “Biệt đội Báo đen” là câu chuyện kể về cuộc chiến đấu của những người lính trong thời chiến và thời bình. Nếu trong thời chiến, họ hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương, Tổ quốc, thì trong thời bình họ đấu tranh cho sự chân chính của lẽ phải.

Nhân vật chính trong “Biệt đội Báo đen” là Sáu Thành - một người lính không chịu thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Nhà hát Kịch Việt Nam đã biểu diễn vở này 30 buổi tại Hà Nội và các địa phương.

Tối 1/9, Nhà hát Chèo Việt Nam chọn biểu diễn “Âm nhạc và các trích đoạn chèo truyền thống mẫu mực” để phục vụ công chúng tại Nhà hát Lớn. Trong đó, công chúng sẽ được thưởng thức năm cung chèo là bức tranh đầy mầu sắc với số phận các nhân vật điển hình trong nghệ thuật chèo. Bằng các cung bậc cảm xúc hòa quyện với hình thức biểu diễn (hát-múa-diễn), nghệ sỹ Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu nét đẹp nghệ thuật dân gian truyền thống có từ lâu đời của người Việt.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục