“Truyện Kiều” lên sân khấu kịch nói

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2016 | 1:36:39 PM

Tối 26/10, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức giới thiệu vở diễn “Chuyện nàng Kiều” dựa trên kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du (1765 - 1820).

"Chuyện nàng Kiều" có nhiều thể nghiệm mới, hứa hẹn sẽ hấp dẫn khán giả. “Chuyện nàng Kiều” được dàn dựng với nhiều lát cắt mới về nghệ thuật; nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị to lớn của tác phẩm là phản ánh giá trị hiện thực. Vở diễn đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ…

Vở diễn cũng là một sự thử nghiệm táo bạo của Nhà hát Kịch Việt Nam, khi kết hợp những hình thức hát, múa và những động tác hình thể. Hình ảnh hoa sen được sử dụng với hàm ý như cuộc đời một con người: Lúc hé mở ban đầu, lúc sung mãn, lúc cao trào, lúc tàn khô, héo úa… nhưng vượt lên trên tất cả chính là sự dâng hiến những cái đẹp, cái tinh túy nhất cho tình yêu, cho cuộc đời…

Kịch bản của vở diễn do nhà văn Nguyễn Hiếu chuyển thể, biên tập NSND Anh Tú-Lê Trinh, đạo diễn NSND Anh Tú, NSƯT Lê Sơn (họa sĩ), nhạc sĩ Giáng Son (viết nhạc), NSƯT Cao Ngọc Ánh (biên đạo múa), Như Lai (biên đạo hình thể), nghệ sĩ Thu Thêu (lẩy Kiều).

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn gồm: NS Diễm Hương (Thúy Kiều), NS Quỳnh Hoa (Thúy Vân), NS Tô Dũng (Kim Trọng), NSƯT Thúy Phương (Tú Bà), NS Minh Hiếu (Sở Khanh), NS Thế Nguyên (Thúc Sinh), NS Tạ Minh (Từ Hải), NSƯT Xuân Bắc (Hồ Tôn Hiến).

“Vở diễn “Chuyện nàng Kiều” là bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng… Là cái đẹp, nhưng cái đẹp lại mong manh, dễ bị hủy diệt, dễ bị tan vỡ", đại diện Nhà hát cho biết.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục