Độc đáo kèn nứa người Dao

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/1/2017 | 3:28:08 PM

YBĐT - Xuất phát từ thực tế đời sống, người Dao đã sáng chế ra nhiều loại nhạc cụ độc đáo phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tinh thần của mình và kèn nứa (tù và nứa) là một trong những loại nhạc cụ ấy.

Anh Hoàng Hữu Định với cây kèn nứa.
Anh Hoàng Hữu Định với cây kèn nứa.

Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi cũng gặp được anh Hoàng Hữu Định - một trong số ít người còn biết làm và sử dụng cây kèn nứa của người Dao ở thôn 2, xã Kiên Thành, huyện Yên Bình. Khi được biết chúng tôi muốn tìm hiểu về loại nhạc cụ độc đáo của người Dao quần trắng, anh Định rất phấn khởi. Qua chén trà xanh thơm nồng, anh Định nói về cây kèn đặc biệt này. Cũng như nhiều dân tộc khác, các làn điệu dân ca, dân vũ, các loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Dao lưu giữ.

Xuất hiện khá lâu cùng với đời sống, sinh hoạt của người Dao nên cây kèn nứa trở thành loại nhạc cụ quen thuộc với những thành viên trong tộc người này. Vật liệu làm kèn có ở quanh nhà, trên nương. Ở đâu người ta cũng có thể lấy được nứa để làm nhạc cụ. Một cây kèn phải sử dụng từ 1 - 2 cây nứa, thậm chí 4 cây, nhưng tốt nhất là chọn được những đốt nứa từ một cây. Bởi theo anh Định, âm thanh từ một cây nứa khi được chắp lại sẽ cho âm thanh hay và tốt nhất.

Mất khoảng 2 giờ đồng hồ chọn nứa, anh Định bắt đầu ngắm nghía, cắt khúc rồi dùng dao gõ nhẹ lên từng đốt. Anh giải thích: “Để có được một cây kèn nứa tốt, phải xác định âm thanh từ đốt nhỏ nhất cho đến đốt to nhất và sử dụng kỹ thuật theo trình tự cung bậc âm thanh. Một cây kèn cần có từ 14 - 16 đốt nứa. Khi hoàn thành cây kèn có chiều dài từ 1,5 - 1,6 m”.

Nhìn cây kèn nứa thật đơn giản nhưng khi xem anh anh Định làm thì quả là một quá trình thực hiện các kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, đến nay, ở xã Yên Thành rất ít người biết làm và biết sử dụng cây kèn đặc biệt này. Kèn nứa có thể thổi được rất nhiều làn điệu khác nhau, nhưng đối với người Dao chỉ có điệu “Gọi bạn”, “Gọi nhau ăn cơm trưa”, “Gọi nhau về” là thường xuyên được sử dụng. Thổi kèn nứa chỉ dùng hơi, ngắt hơi, điều chỉnh âm thanh chỉ bằng lưỡi. Thổi kèn nứa thì dễ, nhưng thổi hay cần phải có kỹ thuật.

Người thổi kèn hay thì âm thanh của kèn phải vang xa, lời ngắt phải đúng chỗ, âm thanh cao thấp phải thể hiện đúng và phải biết kết hợp với các động tác múa tay, dậm chân. Cùng với các loại nhạc cụ như trống, chiêng, chũm chọe, chuông… người Dao còn có rất nhiều loại nhạc cụ khác làm từ nứa - một loài cây thân thuộc với đời sống đồng bào. Những loại nhạc cụ như: đàn bầu nứa, kèn pít pe, kèn sáo… được sử dụng trong các lễ hội như: lễ cầu mùa, lễ cầu làng, cưới, hỏi… Còi nứa được dừng trong những lễ hội và dùng làm hiệu lệnh trong các trò chơi dân gian. Còn cây kèn nứa được sử dụng ngay ở trên nương để gọi bạn.

Giờ đây kèn nứa không chỉ được sử dụng ở trên nương mà loại nhạc cụ này đã được cộng đồng người Dao quần trắng ở Yên Bình phát triển thành loại nhạc cụ phục vụ lễ hội, du lịch. Khi biểu diễn không chỉ có riêng mình người thổi kèn mà đã được kết hợp với nhiều loại nhạc cụ khác cùng với tốp múa khoảng từ 3 - 4 người. Những giai điệu của kèn nứa vang xa, tạo nên sự vui tươi trong ngày hội của làng, của bản.

Thành Trung

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục