Đại sứ Phạm Sanh Châu ứng cử Tổng giám đốc UNESCO

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2017 | 2:09:59 PM

Tuần qua Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố 9 ứng cử viên vào danh sách chung cuộc ứng cử chức vụ Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), trong đó có Đại sứ Phạm Sanh Châu, hiện là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Đại sứ Phạm Sanh Châu (phải) trong buổi tiếp của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (giữa) với các họa sĩ tham gia cuộc vận động tặng tranh cho ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài.
Đại sứ Phạm Sanh Châu (phải) trong buổi tiếp của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (giữa) với các họa sĩ tham gia cuộc vận động tặng tranh cho ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài.

Người được chọn sẽ thay thế Tổng giám đốc đương nhiệm Irina Bokova người Bulgaria, khi bà Bokova từ chức vào năm nay sau 2 nhiệm kỳ. Tổng giám đốc Unesco là người quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng và trung tâm thuộc UNESCO. Cuộc bỏ phiếu kín bầu tân Tổng giám đốc UNESCO sẽ diễn ra tháng 11.2017

Trong số các ứng cử viên có 6 nữ và 3 nam, đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, bao gồm: Hamad Hamad bin Abdulaziz al-Kawari người Qatar; Saleh al-Hasnawi người Iraq; bà Vera el-Khoury Lacoeuilhe người Lebanon; bà Moushira Khattab người Ai Cập; ông Juan Alfonso Fuentes Soria người Guatemala; ông Polad Bulbuloglu người Arzerbaijan; ông Qian Tang người Trung Quốc; Bộ trưởng Văn hóa Pháp Audrey Azoulay, và Đại sứ Phạm Sanh Châu.

Trang thông tin của Ủy ban UNESCO Việt Nam cho biết: Ông Phạm Sanh Châu 55 tuổi, hiện là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Chấp hành UNESCO. Đây là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Việt Nam ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Phạm Sanh Châu là Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) từ 2011 đến 2014. Trước đó, ông nhiều năm gắn bó với các hoạt động văn hoá, di sản và UNESCO. Năm 1999-2003, ông Phạm Sanh Châu là Đại sứ – Trưởng phái đoàn Đại diện Việt Nam tại UNESCO. Trong giai đoạn 2006-2010, ông là vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao, kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Ông trực tiếp tham gia vận động để nhiều di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận là di sản thế giới và đưa nhiều ý tưởng của UNESCO vào Việt Nam. Ông đã được nhận các huân chương cao quý của Pháp, Bỉ vì thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước này. Ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và từng là phiên dịch cho nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục