Khai mạc chương trình Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2017

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/4/2017 | 7:10:22 AM

Tối 19-4, chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4) năm 2017 với chủ đề “Những bông hoa đất Việt” đã khai mạc tại Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Chương trình khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra tối 19-4.
Chương trình khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra tối 19-4.

Tới dự chương trình có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Phan Thanh Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ VH,TT&DL và các đồng chí lãnh đạo đại diện bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, UBND các tỉnh, thành phố; các vị chức sắc, tôn giáo, già làng trưởng bản, người có uy tín đại diện cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và du khách.

Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ: Ngày 17-11-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 19-4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vào dịp này hằng năm, các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. 

Trong những năm qua, Bộ VH,TT&DL đã phối hợp với bộ, ban, ngành liên quan đề xuất, ban hành những chính sách quan trọng về dân tộc và văn hóa dân tộc. Năm 2016, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như các hội thảo, hội nghị với chủ đề phát huy di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số; hướng dẫn các địa phương tổ chức các sự kiện chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam…

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, văn hóa truyền thống của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ biến dạng; chúng ta chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; nhiều dự án bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống còn thiếu kinh phí triển khai…  

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đề nghị các cấp, ngành cần quan tâm hơn, có chính sách phù hợp để phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sau phần phát biểu của lãnh đạo Bộ VH,TT&DL là chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam với 6 phần gồm: “Những bông hoa núi”, “Âm vang sông Hồng”, “Tổ khúc giao mùa”, “Những cung bậc cao nguyên”, “Những điệu hò trên sông”, “Những bông hoa đất Việt”.

Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 19 đến 23-4) với nhiều hoạt động phong phú: Trưng bày triển lãm và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”, các lễ hội truyền thống dân tộc, thực hành nghi lễ và trò chơi dân gian, chương trình âm nhạc dân tộc...

(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục