Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa để đón khách du lịch tham quan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/5/2017 | 8:20:13 AM

Nguồn tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết bắt đầu từ tháng 6/2017, Nhà hát Lớn sẽ mở cửa đón khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam.

Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đây là một phần hoạt động góp phần đưa Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành một điểm đến của du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô, bước tiếp theo trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ phục vụ khách tham quan du lịch và thưởng thức nghệ thuật vào tất cả các ngày trong tuần. Du khách sẽ được tham quan nhà hát, giới thiệu cụ thể về lịch sử, kiến trúc của Nhà hát; thưởng thức nghệ thuật chất lượng cao ở cả sân khấu chính và sân khấu nhỏ tại phòng Gương.

Ngoài ra, du khách sẽ được tương tác với hoạt động diễn tập chương trình ở sân khấu chính; trải nghiệm ngồi lô dành cho nguyên thủ khi xem biểu diễn; xem khu vực trưng bày hình ảnh, bản vẽ thiết kế ban đầu Nhà hát, các hiện vật gắn với Nhà hát Lớn từ khi khởi công xây dựng đến nay... Tại Nhà hát Lớn, các hình ảnh địa danh nổi tiếng của Việt Nam cũng sẽ được trưng bày để du khách tìm hiểu.

Nhà hát Lớn Hà Nội có thể tiếp đón tối đa 20 người/đoàn một lần tham quan, thưởng thức nghệ thuật trong thời gian khoảng 80 phút. Du khách có thể lựa chọn nhiều khung giờ trong ngày, nếu không có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, du khách có thể chọn chỉ tham quan.

Riêng về chương trình biểu diễn nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã giao nhiệm vụ cho Cục Nghệ thuật biểu diễn xây dựng, đảm bảo các tiêu chí không nên quá hàn lâm, nặng tính nghệ thuật mà cần tươi vui, nhẹ nhàng, thể hiện được văn hóa Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ xây dựng 3 chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Đương đại Việt Nam phối hợp biểu diễn.

Để chuẩn bị cho việc mở cửa đón du khách tới Nhà hát Lớn vào tháng 6/2017, Tổng cục Du lịch sẽ hỗ trợ Nhà hát Lớn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thuyết minh, giới thiệu những nét kiến trúc đặc sắc, đáng tự hào của Nhà hát đến du khách. Tổng cục Du lịch cũng sẽ giới thiệu đến các công ty lữ hành, khách sạn về sản phẩm du lịch này; sản xuất ấn phẩm, vật phẩm, tờ rơi để giới thiệu đến các công ty lữ hành; lấy ý kiến đóng góp để sản phẩm này phù hợp với nhu cầu của du khách...

Nhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Nhà hát Lớn Hà Nội có giá trị lớn về mặt lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và giá trị sử dụng. Nhà hát là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa, xã hội của Hà Nội, Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, một di tích của một giai đoạn phát triển kiến trúc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nhà hát Lớn Hà Nội và quảng trường Nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 và những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Cho đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội luôn là trung tâm của các cuộc họp, hội nghị míttinh quan trọng và các buổi biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao của các đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế...

Bắt đầu từ tháng 9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa chuỗi các chương trình nghệ thuật chất lượng cao vào biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Việc này đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ, diễn viên có cơ hội thể hiện tài năng, sức sáng tạo nghệ thuật, cống hiến nhiều hơn cho khán giả trong không gian văn hóa sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều loại hình nghệ thuật được trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, thu hút đông đảo người yêu nghệ thuật Thủ đô mua vé đến xem.

Trong tối 4-5/5, các nghệ sỹ Nhà hát Cải lương Việt Nam trình diễn 2 vở cải lương đặc sắc, là “Cung phi Điểm Bích” và vở “Hừng đông".

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục