Thể lệ cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) - tỉnh Yên Bái năm 2017

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/6/2017 | 6:37:23 AM

YBĐT - Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) - tỉnh Yên Bái năm 2017 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức phát động để sử dụng giao dịch trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau đây là nội dung thể lệ cuộc thi:

Căn cứ Kế hoạch số 197/KH- UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) tỉnh Yên Bái năm 2017;

UBND tỉnh Yên Bái tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) để sử dụng giao dịch trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời sử dụng làm phù điêu, phù hiệu là biểu trưng chung để quảng bá về mảnh đất và con người Yên Bái.

UBND tỉnh Yên Bái phát động Cuộc thi với thể lệ như sau:

1. Mục đích, yêu cầu

- Thông qua Cuộc thi, Ban Tổ chức chọn lấy 01 mẫu biểu trưng (logo) tốt nhất, có tính khái quát cao về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái để làm biểu trưng (logo) chung trong công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của tỉnh.

- Tác phẩm dự thi được chọn làm biểu trưng sẽ sử dụng trên các ấn phẩm, quảng bá trên các pa-nô, làm phù điêu, phù hiệu, vật lưu niệm... phục vụ cho việc quảng bá về hình ảnh của tỉnh Yên Bái.

- Biểu trưng (logo) tỉnh Yên Bái là một tác phẩm mỹ thuật đồ họa ứng dụng, có tính khái quát và thẩm mỹ cao, mang tính dân tộc và hiện đại, dùng để sử dụng lâu dài và tính thể hiện trên mọi chất liệu. Mẫu biểu trưng phải có tính khái quát được những nét độc đáo về thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa, lịch sử của mảnh đất và con người tỉnh Yên Bái.

2. Đối tượng tham gia

- Tất cả công dân Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, không phân biệt lứa tuổi đều có thể tham gia Cuộc thi.

- Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo không được dự thi.

3. Tác phẩm dự thi

- Tác phẩm được thể hiện trên giấy dày, cứng, khổ giấy A4 (21cm x 27,9cm), thể hiện màu sắc không quá 4 màu (không kể màu trắng). Phía dưới mẫu lớn, góc bên phải tác phẩm in thêm một mẫu đen trắng nhỏ (kích thước 3cm x 4cm). Mỗi mẫu kèm theo một bản thuyết minh không quá 400 từ (đánh máy trên khổ giấy A4), về ý tưởng sáng tác, ý nghĩa tác phẩm, phương pháp, chất liệu thể hiện.

- Tác phẩm dự thi không được ký tên, không được sử dụng bất kỳ ký hiệu nào trên tác phẩm.

- Không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi, một tác giả hoặc nhóm tác giả có thể sáng tác nhiều mẫu tác phẩm dự thi, mỗi mẫu có bài thuyết minh ý tưởng và mã số tự chọn riêng.

- Tác phẩm dự thi phải đóng gói, niêm phong và có mã số tự chọn ghi mặt ngoài phong bì trùng khớp với mã số ghi trên mẫu tác phẩm dự thi. Bên trong phong bì ghi rõ họ và tên, địa chỉ, số điện thoại người dự thi.

- Tác giả dự thi phải chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình sáng tác, nếu có phát hiện vi phạm quyền tác giả sau khi công bố giải thưởng. Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và hủy bỏ kết quả đã công bố đối với tác phẩm đó; đồng thời Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm, không được sử dụng biểu trưng đã đoạt giải tại Cuộc thi này để sử dụng vào các mục đích khác khi chưa có sự đồng ý của Ban Tổ chức.

- Tác phẩm dự thi được chọn làm biểu trưng (logo) của tỉnh Yên Bái sẽ được nhận tiền thưởng và giấy chứng nhận. Bản quyền tác phẩm sẽ thuộc về UBND tỉnh Yên Bái. Ban Tổ chức không trả lại hồ sơ tác phẩm của các tác giả tham gia dự thi.

4. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

- Kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/10/2017. Đối với các tác phẩm dự thi gửi qua đường bưu điện, Ban Tổ chức lấy ngày ghi trên dấu bưu điện là ngày nộp tác phẩm.

- Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

*Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái, tổ 27, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Điện thoại: 02163. 852.376

*Hội Mỹ thuật Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

Điện thoại: 04.39432194

Lưu ý: Để các tác giả có điều kiện tham khảo về tình hình kinh tế, văn hóa, lịch sử của địa phương, nhằm có thêm tư liệu cho tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức gửi kèm thông tin tóm tắt chung nhất về tỉnh Yên Bái.

5. Trình tự, thủ tục

- UBND tỉnh Yên Bái, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thành lập Hội đồng tuyển chọn biểu trưng gồm 05 thành viên. Hội đồng tuyển chọn biểu trưng hoạt động theo chế độ tập thể.

- Các tác giả nộp tác phẩm dự thi theo đúng địa chỉ, thời gian quy định tại Thể lệ; Hội đồng tuyển chọn sẽ chấm sơ khảo và chọn 05 mẫu biểu trưng để trưng bày xin ý kiến của nhân dân và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Sau đó sẽ chọn 01 biểu trưng đạt yêu cầu để làm biểu trưng (logo) của tỉnh Yên Bái. 

6. Cơ cấu giải thưởng

- Vòng sơ khảo chọn tối đa 05 mẫu biểu trưng để trưng bày lấy ý kiến của nhân dân, tiền nhuận bút cho mỗi tác phẩm được chọn trưng bày là 5.000.000đ (năm triệu đồng).

- Vòng chung khảo sẽ chọn 01 mẫu biểu trưng và trao giải. Giải thưởng cho mẫu được chọn làm biểu trưng của tỉnh Yên Bái là 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng - bao gồm tiền thưởng tại vòng sơ khảo), kèm theo Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

- Nếu không chọn được hồ sơ dự thi đạt yêu cầu cao nhất, Ban Giám khảo có thể sẽ quyết định không trao giải Nhất mà chỉ trao Khuyến khích của Cuộc thi.

7. Công bố kết quả và trao giải

- Thời gian chấm tác phẩm:

+ Chấm sơ khảo: Từ 16/11 đến 20/11/2017

+ Trưng bày mẫu: Từ 21/11 đến 25/11/2017

+ Chấm chung khảo: Từ 27/11 đến 30/11/2017

8. Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi: Tháng 02 năm 2018.

Để Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) của tỉnh Yên Bái đạt kết quả tốt, UBND tỉnh Yên Bái và Ban Tổ chức Cuộc thi rất mong được sự hưởng ứng nhiệt tình của các họa sỹ, các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc trong và ngoài tỉnh. Sự phối hợp của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật và các tập thể, cá nhân các tỉnh, thành phố trong cả nước.

BAN TỔ CHỨC

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục