139 tác phẩm vào Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/6/2017 | 1:35:33 PM

Sáng 2-6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức triển khai chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI - năm 2016.

Trong số 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham dự, Ban thư ký tổng hợp giải đã kiểm tra, sàng lọc và loại 87 tác phẩm do phạm quy, đưa vào chấm sơ khảo 1.550 tác phẩm. Trong đó, 139 tác phẩm thuộc 11 loại giải đã được Hội đồng sơ khảo biểu quyết 100% nhất trí trình Hội đồng chung khảo. 

Cụ thể: trong số 139 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, có 49 tác phẩm báo in (gồm 18 tác phẩm thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn; 13 xã luận, bình luận, chuyên luận; 18 phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép); 10 ảnh báo chí (ảnh đơn, nhóm ảnh, phóng sự ảnh); 23 tác phẩm phát thanh (9 tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp; 14 phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký); 41 tác phẩm truyền hình (19 tin, phóng sự, ký sự; 11 tác phẩm bình luận, giao lưu, tọa đàm; 11 phim tài liệu truyền hình); 16 tác phẩm báo điện tử (9 tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; 7 phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép).

Đánh giá về kết quả sơ khảo, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: "Các tác phẩm vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu cả về nội dung và hình thức, phản ánh trung thực tình hình kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng của đất nước, có tính định hướng dư luận xã hội. Nhiều tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh phê phán cũng như biểu dương, xây dựng".

Đồng chí Thuận Hữu cũng đề cao tinh thần trách nhiệm, khách quan, công tâm, sáng suốt của Hội đồng chung khảo trong việc tìm ra những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất trong số 139 tác phẩm vào chung khảo, sao cho "vừa bảo đảm đúng đắn về nội dung, có tính phát hiện và tính định hướng tư tưởng, chính trị.., vừa tiêu biểu về mặt nghiệp vụ thể hiện, nêu cao được tính cách mạng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí của chúng ta", để trao giải vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6.

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI - năm 2016 là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí cả nước. Với người làm nghề, đây là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm. Tại lễ khai mạc vòng chấm chung khảo, nhiều nhà báo giàu kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp, sắc sảo trong thẩm định và phát hiện tác phẩm hay đã có những góp ý về Quy chế chấm giải, để Giải Báo chí Quốc gia luôn bám sát chuyển động của đời sống thực tiễn báo chí hiện nay. Hội đồng chung khảo thống nhất sẽ thực hiện chấm thi nghiêm túc theo Quy chế đã được phê duyệt và chính thức công bố. Toàn bộ các kiến nghị sẽ được thảo luận, xem xét để bổ sung, sửa đổi vào Quy chế giải kỳ tới.

Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia gồm 41 thành viên (có mặt 39, vắng 2 có lý do), do đồng chí Thuận Hữu làm Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng sẽ chấm giải trong 2 ngày, mùng 2 và 3-6.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục